Bổ sung trợ cấp gia đình với người tham gia bảo hiểm xã hội liệu có thật sự khả thi?
Đề xuất bổ sung trợ cấp gia đình với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cụ thể như nào?
Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề xuất cơ quan soạn thảo dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) xem xét bổ sung trợ cấp gia đình với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tuy nhiên cơ quan soạn thảo cho rằng không khả thi.
Thẩm tra dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Ủy ban Xã hội đề xuất, để khuyến khích lao động phi chính thức và lao động di cư tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế đối với các chế độ trợ cấp cho trẻ em là con người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Các chế độ trợ cấp này như: giảm giá/miễn phí tiêm chủng, hỗ trợ học phí, chi phí học tập cho trẻ đang trong độ tuổi đến trường…
Tương tự, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng khuyến nghị Việt Nam xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội trở nên hấp dẫn hơn đối với người lao động bằng cách tăng cường các chế độ trợ cấp ngắn hạn nên là một ưu tiên. Cụ thể, ILO đề xuất Việt Nam cung cấp cho các gia đình một khoản trợ cấp hàng tháng dựa trên số con họ có, tiếp cận tốt hơn với dịch vụ chăm sóc trẻ mẫu giáo.
Báo cáo tiếp thu, giải trình với những ý kiến góp ý liên quan đến dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), trong đó liên quan đến đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp gia đình, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, trong quá trình trao đổi, thảo luận, Chính phủ quyết định chưa bổ sung nội dung nêu trên trong lần sửa đổi này.
Xem chi tiết tại: https://vneconomy.vn/tro-cap-gia-dinh-cho-nguoi-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-co-kha-thi.htm
Bổ sung trợ cấp gia đình với người tham gia bảo hiểm xã hội liệu có thật sự khả thi?
Bổ sung trợ cấp gia đình với người tham gia bảo hiểm xã hội liệu có thật sự khả thi?
Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình với những ý kiến góp ý liên quan đến dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.
Liên quan đến đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp gia đình, cơ quan soạn thảo cho hay, tại tờ trình số 103/TTr-BLĐTBXH ngày 21/10/2021, Bộ LĐ-TB&XH có đề xuất nội dung này.
Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi, thảo luận, Chính phủ quyết định chưa bổ sung nội dung nêu trên trong lần sửa đổi này. Lý giải điều này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho hay, khi thêm chế độ mới thì phải có nguồn kinh phí đảm bảo, theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc tế, đề xuất này cần 0,7-1,2% GDP.
Nguồn kinh phí này nếu trích từ quỹ bảo hiểm xã hội thì phải tăng tỷ lệ đóng, điều này không phù hợp vì hiện nay tỷ lệ đóng đã khá cao. Ngân sách nhà nước cũng chưa thể cân đối được. Còn nếu điều chỉnh từ các quỹ ngắn hạn khác thì cũng không phù hợp vì một số quỹ ngắn hạn kết dư lớn là do chưa thực hiện đầy đủ chính sách đã quy định.
Ngoài ra, cơ quan soạn thảo cũng cho rằng, chế độ trợ cấp gia đình, trẻ em mặc dù chưa được thực hiện toàn diện nhưng cũng đã được lồng ghép trong nhiều chế độ, chính sách khác. Cụ thể, trong bảo hiểm xã hội là trợ cấp một lần khi sinh con, nhận nuôi con, các chế độ chính sách khác như hỗ trợ y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, giảm nghèo...
Xem chi tiết tại: https://www.anninhthudo.vn/de-xuat-bo-sung-tro-cap-gia-dinh-voi-nguoi-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-co-kha-thi-post551693.antd
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay đối với người lao động tự do là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức thu nhập tháng để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mức đóng hằng tháng sẽ bằng 22% mức thu nhập người lao động đã chọn
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cách tính mức đóng hằng tháng như sau:
Mdt = 22% x Mtnt
Trong đó:
- Mdt: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng.
- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
Mức thu nhập tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn 2022 - 2025 là 1.500.000 đồng.
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng. Như vậy, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao nhất bằng 29.800.000 đồng.
Ví dụ: Bà H đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 5/2016 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng, phương thức đóng hằng tháng. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng của bà H sẽ là 22% x 4.000.000 đồng/tháng = 880.000 đồng/tháng.