Biển số xe 47 là của tỉnh nào? Tỉnh này có mức lương tối thiểu vùng cao nhất là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi ký hiệu 47 là ký hiệu biển số xe của tỉnh nào? Mức lương tối thiểu vùng cao nhất của tỉnh này là mức bao nhiêu? Câu hỏi của anh K.T.V (Ninh Bình).

Biển số xe 47 là của tỉnh nào?

Theo quy định tại Phụ lục số 02 quy định về ý hiệu biển số xe ô tô - mô tô trong nước ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BCA, như sau:

STT

Tên địa phương

Ký hiệu

1

Cao Bằng

11

2

Lạng Sơn

12

3

Quảng Ninh

14

4

Hải Phòng

15-16

5

Thái Bình

17

6

Nam Định

18

7

Phú Thọ

19

8

Thái Nguyên

20

9

Yên Bái

21

10

Tuyên Quang

22

11

Hà Giang

23

12

Lào Cai

24

13

Lai Châu

25

14

Sơn La

26

15

Điện Biên

27

16

Hoà Bình

28

17

Hà Nội

Từ 29 đến

33 và 40

18

Hải Dương

34

19

Ninh Bình

35

20

Thanh Hoá

36

21

Nghệ An

37

22

Hà Tĩnh

38

23

Đà Nẵng

43

24

Đắk Lắk

47

25

Đắk Nông

48

26

Lâm Đồng

49

27

TP. Hồ Chí Minh

41;

từ 50 đến 59

28

Đồng Nai

39; 60

29

Bình Dương

61

30

Long An

62

31

Tiền Giang

63

32

Vĩnh Long

64

33

Cần Thơ

65

34

Đồng Tháp

66

35

An Giang

67

36

Kiên Giang

68

37

Cà Mau

69

38

Tây Ninh

70

39

Bến Tre

71

40

Bà Rịa - Vũng Tàu

72

41

Quảng Bình

73

42

Quảng Trị

74

43

Thừa Thiên Huế

75

44

Quảng Ngãi

76

45

Bình Định

77

46

Phú Yên

78

47

Khánh Hòa

79

48

Cục Cảnh sát giao thông

80

49

Gia Lai

81

50

Kon Tum

82

51

Sóc Trăng

83

52

Trà Vinh

84

53

Ninh Thuận

85

54

Bình Thuận

86

55

Vĩnh Phúc

88

56

Hưng Yên

89

57

Hà Nam

90

58

Quảng Nam

92

59

Bình Phước

93

60

Bạc Liêu

94

61

Hậu Giang

95

62

Bắc Kạn

97

63

Bắc Giang

98

64

Bắc Ninh

99

Như vậy, biển số xe 47 là ký hiệu của tỉnh Đắk Lắk.

Biển số xe 47 là của tỉnh nào? Tỉnh này có mức lương tối thiểu vùng cao nhất là bao nhiêu?

Biển số xe 47 là của tỉnh nào? Tỉnh này có mức lương tối thiểu vùng cao nhất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức lương tối thiểu vùng cao nhất của tỉnh có biển số xe 47 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP có thể thấy mức lương tối thiểu vùng ở Đắk Lắk (biển số xe 47) cao nhất là 3.640.000 đồng/tháng địa bàn được hưởng mức lương này là: Thành phố Buôn Ma Thuột.

Mức lương tối thiểu vùng này theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP (hết hiệu lực ngày 01/07/2022).

Các đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng hiện nay?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.

Như vậy, người lao động thuộc các đối tượng áp dụng như trên sẽ được áp dụng mức lương tối vùng theo quy định pháp luật.

Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng có bị xử phạt không?

Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào