Biển số xe 19 là tỉnh nào? Tỉnh này có mức lương tối thiểu vùng cao nhất là bao nhiêu?
Biển số xe 19 là tỉnh nào?
Theo quy định tại Phụ lục số 02 quy định về ký hiệu biển số xe ô tô - mô tô trong nước ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BCA, như sau:
STT | Tên địa phương | Ký hiệu |
1 | Cao Bằng | 11 |
2 | Lạng Sơn | 12 |
3 | Quảng Ninh | 14 |
4 | Hải Phòng | 15-16 |
5 | Thái Bình | 17 |
6 | Nam Định | 18 |
7 | Phú Thọ | 19 |
8 | Thái Nguyên | 20 |
9 | Yên Bái | 21 |
10 | Tuyên Quang | 22 |
11 | Hà Giang | 23 |
12 | Lào Cai | 24 |
13 | Lai Châu | 25 |
14 | Sơn La | 26 |
15 | Điện Biên | 27 |
16 | Hoà Bình | 28 |
17 | Hà Nội | Từ 29 đến 33 và 40 |
18 | Hải Dương | 34 |
19 | Ninh Bình | 35 |
20 | Thanh Hoá | 36 |
21 | Nghệ An | 37 |
22 | Hà Tĩnh | 38 |
23 | Đà Nẵng | 43 |
24 | Đắk Lắk | 47 |
25 | Đắk Nông | 48 |
26 | Lâm Đồng | 49 |
27 | TP. Hồ Chí Minh | 41; từ 50 đến 59 |
28 | Đồng Nai | 39; 60 |
29 | Bình Dương | 61 |
30 | Long An | 62 |
31 | Tiền Giang | 63 |
32 | Vĩnh Long | 64 |
33 | Cần Thơ | 65 |
34 | Đồng Tháp | 66 |
35 | An Giang | 67 |
36 | Kiên Giang | 68 |
37 | Cà Mau | 69 |
38 | Tây Ninh | 70 |
39 | Bến Tre | 71 |
40 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 72 |
41 | Quảng Bình | 73 |
42 | Quảng Trị | 74 |
43 | Thừa Thiên Huế | 75 |
44 | Quảng Ngãi | 76 |
45 | Bình Định | 77 |
46 | Phú Yên | 78 |
47 | Khánh Hòa | 79 |
48 | Cục Cảnh sát giao thông | 80 |
49 | Gia Lai | 81 |
50 | Kon Tum | 82 |
51 | Sóc Trăng | 83 |
52 | Trà Vinh | 84 |
53 | Ninh Thuận | 85 |
54 | Bình Thuận | 86 |
55 | Vĩnh Phúc | 88 |
56 | Hưng Yên | 89 |
57 | Hà Nam | 90 |
58 | Quảng Nam | 92 |
59 | Bình Phước | 93 |
60 | Bạc Liêu | 94 |
61 | Hậu Giang | 95 |
62 | Bắc Kạn | 97 |
63 | Bắc Giang | 98 |
64 | Bắc Ninh | 99 |
Như vậy, biển số xe 19 là ký hiệu của tỉnh Phú Thọ.
Biển số xe 19 là tỉnh nào? Tỉnh này có mức lương tối thiểu vùng cao nhất là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu vùng cao nhất của tỉnh có biển số xe 19 là bao nhiêu?
Từ quy định này dẫn chiếu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, ta có thể thấy mức lương tối thiểu vùng được áp dụng cho các địa bàn trên tỉnh Phú Thọ được quy định như sau:
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
…
- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
…
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
…
- Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.
Như vậy từ các quy định trên có thể thấy mức lương tối thiểu vùng của các địa bàn ở tỉnh Phú Thọ là khác nhau, cụ thể:
- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ: 4.160.000 đồng/tháng hoặc 20.000 đồng/giờ.
- Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ: 3.640.000 đồng/tháng hoặc 17.500 đồng/giờ.
- Các địa bàn còn lại bao gồm: huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn áp dụng mức lương là: 3.250.000 đồng/tháng hoặc 15.600 đồng/giờ.
Các đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng hiện nay?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Như vậy, người lao động thuộc các đối tượng áp dụng như trên sẽ được áp dụng mức lương tối vùng theo quy định pháp luật.
Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng có bị xử phạt không?
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.
Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.