Bệnh Sởi là gì? Bệnh Sởi có phải là bệnh nghề nghiệp hay không?

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang cảnh báo dịch Sởi, vậy bệnh Sởi là gì? Bệnh Sởi có phải là bệnh nghề nghiệp hay không?

Bệnh Sởi là gì?

Bệnh Sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus sởi (virus Polinosa morbillorum) gây ra. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến ở khắp nơi trên thế giới.

Virus này ảnh hưởng đến hệ hô hấp và lan truyền nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt nước bắn ra từ mũi hoặc miệng của người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi, cũng như qua tiếp xúc với các bề mặt mà virus đã lưu lại.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Bệnh Sởi là gì?

Bệnh Sởi là gì? Bệnh Sởi có phải là bệnh nghề nghiệp hay không?

Bệnh Sởi có phải là bệnh nghề nghiệp hay không?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT, danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH bao gồm:

- Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.

- Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.

- Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.

- Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.

- Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.

- Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

- Bệnh hen nghề nghiệp.

- Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.

- Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.

- Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.

- Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.

- Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.

- Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.

- Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.

- Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.

- Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.

- Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.

- Bệnh giảm áp nghề nghiệp .

- Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.

- Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.

- Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.

- Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.

- Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.

- Bệnh sạm da nghề nghiệp.

- Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.

- Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.

- Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

- Bệnh Leptospira nghề nghiệp.

- Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.

- Bệnh lao nghề nghiệp.

- Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

- Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.

- Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

- Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp.

Như vậy, bệnh Sởi không phải là bệnh nghề nghiệp.

Doanh nghiệp có phải khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không?

Tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:

Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

Theo đó, hằng năm danh nghiệp sẽ tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động.

Đặc biệt đối với những trường hợp dưới đây thì doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên ít nhất 06 tháng một lần:

- Người lao động làm những nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Người lao động làm những nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Người lao động là người khuyết tật;

- Người lao động chưa thành niên;

- Người lao động cao tuổi.

Ngoài ra khi khám sức khỏe theo quy định lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào