Bảo vật quốc gia là gì, các bảo vật quốc gia Việt Nam tiêu biểu? Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Di sản viên hạng 1 thế nào?
Bảo vật quốc gia là gì, các bảo vật quốc gia Việt Nam?
Theo Điều 3 Luật Di sản văn hóa 2024 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Di sản tư liệu là nội dung thông tin gốc được tạo lập có chủ ý của nhóm người hoặc cá nhân, thể hiện trực tiếp bằng ký hiệu, mật mã, chữ viết, hình vẽ, âm thanh, hình ảnh tĩnh hoặc động, dạng số và dạng thức khác trên vật mang tin gốc có thể tiếp cận và có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ đối với ít nhất một cộng đồng, được kế thừa và trao truyền.
6. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
7. Cổ vật là di vật có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên.
8. Bảo vật quốc gia là di vật, cổ vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
9. Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu được thu thập, giữ gìn, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung hoặc chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội.
...
Theo đó bảo vật quốc gia là di vật, cổ vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Các bảo vật quốc gia tiêu biểu bao gồm:
- Trống đồng Ngọc Lũ: Một trong những trống đồng lớn và đẹp nhất thuộc nền văn hóa Đông Sơn.
- Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn: Hiện vật độc đáo từ thời kỳ Đông Sơn.
- Bia chùa Giàu: Bia đá có niên đại từ năm 1366, niên hiệu Đại Trị thứ 9.
- Sưu tập vũ khí Trường Giảng Võ: Bộ sưu tập vũ khí từ thế kỷ XV - XVIII.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Bảo vật quốc gia là gì, các bảo vật quốc gia Việt Nam tiêu biểu? (Hình từ Internet)
Yêu cầu tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Di sản viên hạng 1 ra sao?
Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL có quy định như sau:
Di sản viên hạng I - Mã số: V.10.05.29
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
b) Có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
c) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất, tham mưu xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
d) Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
...
Theo đó Di sản viên hạng 1 phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ như sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất, tham mưu xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Hệ số lương của Di sản viên hạng 1 là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;
b) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
...
Theo đó Di sản viên hạng 1 được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.