Bank là gì? Thu nhập bình quân của Banker khoảng bao nhiêu?

Bank là gì? Thu nhập bình quân của Banker khoảng bao nhiêu?

Bank là gì?

Từ "bank" có nhiều định nghĩa tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Hiện nay từ bank được sử dụng phổ biến để giải thích cho từ "ngân hàng"

Ngân hàng là tổ chức, thường là một doanh nghiệp, nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán chi phiếu, và thực hiện các dịch vụ có liên quan khác cho công chúng. Bộ luật Tổng Công ty Ngân hàng năm 1956 định nghĩa ngân hàng như là một định chế tài chính ký thác chấp nhận các tài khoản chi phiếu hay cho vay thương mại, và tiền gửi được bảo hiểm bởi cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang. Một ngân hàng hoạt động như là người trung gian giữa nhà cung cấp vốn và người sử dụng vốn, thay thế việc phân chia tín dụng cho nhà cung cấp vốn tốt nhất, thu tiền từ ba nguồn: các tài khoản séc, tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn; vay tiền ngắn hạn từ các ngân hàng khác; và vốn cổ phần.

Một ngân hàng kiếm tiền bằng cách tái đầu tư vốn này vào các tài sản dài hạn hơn. Một ngân hàng thương mại đầu tư nguồn vốn huy động từ những người gửi tiền và các nguồn khác, và dùng chủ yếu cho các khoản vay. Một ngân hàng đầu tư quản lý chứng khoán cho khách hàng và cho chính công việc kinh doanh nó. Khi cho vay, ngân hàng chấp nhận rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng; lãi suất thị trường có thể tăng trên biên lãi suất ròng (NET INTEREST MARGIN) mà ngân hàng có thể kiếm được từ danh mục cho vay và đầu tư, và người vay có thể mất khả năng thanh toán.

Bank là gì? Thu nhập bình quân của Banker khoảng bao nhiêu?

Bank là gì? Thu nhập bình quân của Banker khoảng bao nhiêu?

Thu nhập bình quân hiện nay của Banker là bao nhiêu?

Trong 9 tháng đầu năm 2023, dù đa số các ngân hàng có mức lợi nhuận giảm, song nhiều nhà băng vẫn có mức chi trả cho nhân viên khá cao, gần 50 triệu đồng/tháng.

STT

NGÂN HÀNG

THU NHẬP BÌNH QUÂN

(triệu đồng/tháng)



1

TECHCOMBANK

45

2

MB

39,83

3

VIETCOMBANK

37,5

4

TPBANK

36,5

5

VIETINBANK

33,5

6

MSB

33,4

7

VIB

32,25

8

BIDV

32

9

VPBANK

32

10

HDBANK

29,6

11

SACOMBANK

29

12

SEABANK

27

13

NAM A BANK

24,5

14

NCB

23,6

15

ABBANK

23,4

16

LPBANK

21,2

17

VIETCAPITAL BANK

20,2

18

KIENLONG BANK

19,2

19

VIET A BANK

18,7

20

PG BANK

18,7

21

SAIGONBANK

18

22

BAC A BANK

17,7

23

VIETBANK

17

24

ACB

13

25

OCB

22,15

26

Eximbank

19,6

27

SHB (bao gồm lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương)

46

Theo báo cáo của 27 ngân hàng niêm yết, trong quý III/2023 có 11 ngân hàng có lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu danh sách thuộc về OCB với lợi nhuận tăng 49% so với cùng kỳ năm trước. Kế đến là KienlongBank tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước, Sacombank tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước.

Xem chi tiết: https://congthuong.vn/luong-nhan-vien-ngan-hang-cao-nhat-gan-50-trieuthang-288018.html

Mức lương của người Việt Nam có thể tiếp tục tăng sau 2023?

Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc tăng lương qua từng giai đoạn, trong đó:

2.2. Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Theo đó, sau năm 2023 mức lương của người Việt Nam có thể sẽ được điều chỉnh và cải cách tăng thêm cho phù hợp với tình hình thực tế và sự phát triển của quốc gia.

Đồng thời, trưa ngày 20/12, phát biểu kết luận phiên họp, sau khi lắng nghe ý kiến của các bên liên quan, thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết:

Tất cả thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia có mặt tại phiên họp đã bỏ phiếu chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ 1/7/2024.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào