Bảng lương cấp hàm cơ yếu có được áp dụng cho trợ lý tham mưu nghiệp vụ lĩnh vực pháp chế trong tổ chức cơ yếu không?
Bảng lương cấp hàm cơ yếu có được áp dụng cho trợ lý tham mưu nghiệp vụ lĩnh vực pháp chế trong tổ chức cơ yếu không?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định:
Bảng lương cấp hàm cơ yếu
1. Đối tượng áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu:
a) Những người hiện giữ chức danh lãnh đạo do bổ nhiệm trong tổ chức cơ yếu từ Trưởng ban (hoặc Đội trưởng) cơ yếu đơn vị thuộc Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;
b) Trợ lý tham mưu nghiệp vụ được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo chức danh, tiêu chuẩn chức danh thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ mật mã; nghiệp vụ mật mã; chứng thực số và bảo mật thông tin; an ninh mạng; quản lý mật mã dân sự; sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, cung cấp sản phẩm mật mã; kỹ thuật mật mã; mã dịch mật mã; kiểm định mật mã; tổ chức, kế hoạch, tài chính, tổng hợp, thanh tra, pháp chế, thông tin khoa học công nghệ mật mã, hợp tác quốc tế trong tổ chức cơ yếu;
c) Giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã.
...
Theo đó bảng lương cấp hàm cơ yếu được áp dụng cho:
- Người giữ chức danh lãnh đạo do bổ nhiệm trong tổ chức cơ yếu từ Trưởng ban (hoặc Đội trưởng) cơ yếu đơn vị thuộc Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;
- Trợ lý tham mưu nghiệp vụ được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo chức danh, tiêu chuẩn chức danh thuộc các lĩnh vực cơ yếu mà pháp luật quy định.
- Giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã.
Vậy bảng lương cấp hàm cơ yếu áp dụng cho trợ lý tham mưu nghiệp vụ lĩnh vực pháp chế được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo chức danh, tiêu chuẩn chức danh trong tổ chức cơ yếu.
Bảng lương cấp hàm cơ yếu có được áp dụng cho trợ lý tham mưu nghiệp vụ lĩnh vực pháp chế trong tổ chức cơ yếu không? (Hình từ Internet)
Bảng lương cấp hàm cơ yếu được xếp thành bao nhiêu bậc?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định bảng lương cấp hàm cơ yếu được xếp thành 10 bậc như sau:
STT | Cấp hàm cơ yếu | Hệ số lương |
1 | Bậc 1 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu úy | 4,20 |
2 | Bậc 2 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung úy | 4,60 |
3 | Bậc 3 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thượng úy | 5,00 |
4 | Bậc 4 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Đại úy | 5,40 |
5 | Bậc 5 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tá | 6,00 |
6 | Bậc 6 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung tá | 6,60 |
7 | Bậc 7 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thượng tá | 7,30 |
8 | Bậc 8 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Đại tá | 8,00 |
9 | Bậc 9 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng | 8,60 |
10 | Bậc 10 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung tướng | 9,20 |
Nguyên tắc xếp lương đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định:
Nguyên tắc xếp lương và thực hiện chế độ tiền lương
...
2. Đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu:
a) Nguyên tắc xếp lương:
Người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc đối tượng nào, đảm nhiệm công việc gì thì xếp lương theo quy định đối với đối tượng đó, công việc đó, cụ thể như sau:
Người làm công tác cơ yếu tùy thuộc vào chức danh công việc đảm nhiệm để xếp lương cấp hàm cơ yếu hoặc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu theo quy định tại Thông tư này.
Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu được bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức nào thì xếp lương theo ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức đó.
b) Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương:
Người làm công tác cơ yếu nếu chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thì được xếp lại lương phù hợp với công việc mới đảm nhiệm kể từ ngày chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu. Trường hợp hệ số lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) xếp theo công việc mới thấp hơn so với hệ số lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) đã được hưởng theo công việc cũ, thì được bảo lưu hệ số chênh lệch; hệ số chênh lệch này sẽ giảm tương ứng sau mỗi lần được nâng bậc lương.
Theo yêu cầu nhiệm vụ, người làm công tác cơ yếu đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác trong tổ chức cơ yếu mà có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn, thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn, thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương phải theo đúng đối tượng, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng quy định tại Thông tư này và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân thì xếp lương như sau:
Người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc đối tượng nào, đảm nhiệm công việc gì thì xếp lương theo quy định đối với đối tượng đó, công việc đó, cụ thể như sau:
Người làm công tác cơ yếu tùy thuộc vào chức danh công việc đảm nhiệm để xếp lương cấp hàm cơ yếu hoặc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu theo quy định tại Thông tư 07/2017/TT-BNV.