Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành viên có bao nhiêu ủy viên?
Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành viên có bao nhiêu ủy viên?
Căn cứ tại tiểu mục 9.1 Mục 9 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định:
Ban chấp hành công đoàn các cấp theo Điều 11
9.1. Số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội, hội nghị công đoàn cấp đó quyết định như sau:
a. Công đoàn cơ sở
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở từ 03 đến 15 ủy viên. Nơi có từ 3.000 đoàn viên trở lên có thể tăng thêm nhưng không quá 19 ủy viên. Riêng các công đoàn cơ sở thực hiện thí điểm tăng số lượng ban chấp hành công đoàn cơ sở theo Mục II, Hướng dẫn số 132/HD-TLĐ ngày 17/02/2017 thì giữ nguyên số lượng đến hết nhiệm kỳ.
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành viên từ 03-15 ủy viên.
- Ban chấp hành công đoàn bộ phận từ 03- 07 ủy viên.
- Nơi có dưới 10 đoàn viên bầu chức danh chủ tịch (không bầu ban chấp hành).
b. Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 27 ủy viên; ban chấp hành công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không quá 35 ủy viên.
c. Ban chấp hành công đoàn ngành trung ương và tương đương, ban chấp hành liên đoàn lao động tỉnh, thành phố không quá 35 ủy viên; công đoàn ngành trung ương, liên đoàn lao động tỉnh, thành phố có từ 100.000 đoàn viên trở lên có thể tăng thêm số lượng ủy viên ban chấp hành nhưng không quá 49 ủy viên. Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh không quá 55 ủy viên.
d. Trường hợp cần tăng thêm số lượng ban chấp hành vượt quá số lượng đã được đại hội thông qua hoặc quy định về số lượng tối đa, phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý. Số lượng ban chấp hành tăng thêm không vượt quá 10% so với quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, Mục 9.1. của Hướng dẫn này.
...
Theo đó, ban chấp hành công đoàn cơ sở thành viên từ 03-15 ủy viên.
Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành viên có bao nhiêu ủy viên?
Hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở được tiến hành khi nào?
Căn cứ tại Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
1. Người lao động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Những nơi chưa có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, người lao động tự nguyện lập ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (gọi tắt là ban vận động).
b. Ban vận động thực hiện tuyên truyền, vận động, tiếp nhận đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động.
c. Khi có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và đăng ký với công đoàn cấp trên theo phân cấp đối tượng tập hợp quy định tại Điều 17 Điều lệ này; công đoàn cấp trên xem xét, công nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
d. Hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được tiến hành từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên.
2. Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trong việc thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Hỗ trợ người lao động lập ban vận động.
b. Hỗ trợ ban vận động về nội dung, phương thức tuyên truyền người lao động gia nhập công đoàn, tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
c. Xem xét công nhận hoặc không công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở theo quy định.
d. Những nơi người lao động không đủ khả năng tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có trách nhiệm trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập công đoàn và thực hiện các thủ tục kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời.
3. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không đủ điều kiện tồn tại và hoạt động thì công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động.
4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.
Theo đó, hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở được tiến hành từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ban chấp hành công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cơ sở
1. Ban chấp hành công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
Tập thể ban chấp hành, tập thể ban thường vụ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận.
2. Ban thường vụ công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
a) Cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, đoàn viên công đoàn.
b) Nguyên ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở; nguyên cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
Theo đó, ban chấp hành công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành, tập thể ban thường vụ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận.