Bài tham luận ngày Đại đoàn kết toàn dân mới nhất như thế nào? Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã làm công việc gì?
Bài tham luận ngày Đại đoàn kết toàn dân mới nhất như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 có quy định Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Có thể tham khảo bài tham luận về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư 18 11 dành cho ngày Đại đoàn kết toàn dân mới nhất, cụ thể
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo,
Kính thưa các đại biểu, cùng toàn thể bà con nhân dân!
Hôm nay, trong không khí vui tươi và phấn khởi của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, tôi rất vinh dự được đại diện cho cộng đồng của.................
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, tinh thần đại đoàn kết luôn là nền tảng vững chắc giúp nhân dân ta vượt qua bao khó khăn, thử nghiệm. Từ những cuộc chiến gian khổ cho đến công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, sức mạnh đoàn kết luôn là nguồn lực vô giá, là cội nguồn của mọi chiến thắng lợi. Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, tinh thần đại đoàn kết vẫn tiếp tục là điểm tựa để họ cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong thời gian qua, cộng đồng chúng ta đã cùng nhau đạt được nhiều thành tích đáng kể. Không chỉ là những ấn tượng về kinh tế, giáo dục, y tế mà còn là những chuyển biến trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân dân. Các hoạt động văn hóa, thể thao, các phong trào thi đua yêu nước đã diễn ra sôi nổi, thu hút được sự tham gia của đông đảo bà con. Tất cả những điều đó đều là kết quả của sự kết hợp, đồng lòng, đóng góp sức lực của toàn thể nhân dân trong cộng đồng.
...
Xem chi tiết Bài tham luận ngày Đại đoàn kết toàn dân mới nhất mẫu 1: TẢI VỀ
Xem chi tiết Bài tham luận ngày Đại đoàn kết toàn dân mới nhất mẫu 2: TẢI VỀ
Xem thêm:
>> Bài bế mạc ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Bài tham luận ngày Đại đoàn kết toàn dân mới nhất như thế nào? Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã làm công việc gì? (Hình từ Internet)
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan gì?
Căn cứ theo Điều 13 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định như sau:
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, bao gồm:
1. Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp. Trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
3. Một số cá nhân tiêu biểu trong các tổ chức, các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và một số chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
4. Một số cán bộ chuyên trách ở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Như vậy, Ủy ban Trung ương MTTQVN là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, bao gồm:
- Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp. Trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;
-Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-Một số cá nhân tiêu biểu trong các tổ chức, các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và một số chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Một số cán bộ chuyên trách ở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã làm công việc gì?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có những nhiệm vụ sau:
- Triệu tập và chủ trì các hội nghị, cuộc họp của Ủy ban MTTQ VN cấp xã;
- Tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động; chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật, nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã;
- Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân;
- Góp ý, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức;
- Tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; các nhiệm vụ tham gia xây dựng và củng cố chính quyền; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp và cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương;
- Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;
- Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với chính quyền và các tổ chức thành viên cùng cấp;
- Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã;
- Chỉ đạo xây dựng, ban hành quyết định, quy chế phối hợp công tác và tổ chức thực hiện;
- Triệu tập và chủ trì các Hội nghị, cuộc họp của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã; chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động;
- Xem xét, quyết định khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền;
- Ngoài ra Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã còn có các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.