Audit là gì? Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập mà người hành nghề Audit cần tuân thủ là gì?

Audit là gì? Hành nghề Audit phải tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập ra sao? Kiểm toán viên hành nghề có những quyền gì?

Audit là gì?

Audit (kiểm toán) là quá trình kiểm tra và đánh giá có hệ thống các hồ sơ, giao dịch, quy trình và hệ thống tài chính của một tổ chức. Mục đích của kiểm toán là xác minh tính chính xác, đầy đủ và tuân thủ của thông tin tài chính, đảm bảo rằng sổ sách kế toán được duy trì đúng cách và tuân thủ các chuẩn mực chung đã được công nhận.

- Các loại kiểm toán chính:

+ Kiểm toán nội bộ: Thực hiện bởi các kiểm toán viên trong tổ chức để đánh giá và cải thiện hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.

+ Kiểm toán độc lập (kiểm toán bên ngoài): Thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập bên ngoài tổ chức để xác minh tính chính xác của báo cáo tài chính và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.

+ Kiểm toán tuân thủ: Đánh giá mức độ tuân thủ của tổ chức với các quy định, luật pháp và chính sách nội bộ.

+ Kiểm toán hoạt động: Đánh giá hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động và quy trình trong tổ chức.

- Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán:

+ Minh bạch và tin cậy: Kiểm toán giúp đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin tài chính, từ đó tăng cường niềm tin của các bên liên quan như nhà đầu tư, cổ đông và cơ quan quản lý.

+ Phát hiện và ngăn ngừa gian lận: Kiểm toán giúp phát hiện và ngăn ngừa các hành vi gian lận và sai sót trong báo cáo tài chính.

+ Cải thiện quản lý rủi ro: Kiểm toán giúp tổ chức nhận diện và quản lý các rủi ro tiềm ẩn, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Audit là gì? Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập mà người hành nghề Audit cần tuân thủ là gì?

Audit là gì? Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập mà người hành nghề Audit cần tuân thủ là gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập mà người hành nghề Audit (kiểm toán viên) cần tuân thủ là gì?

Theo Điều 8 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định:

Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập
1. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.
2. Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.
3. Độc lập, trung thực, khách quan.
4. Bảo mật thông tin.

Theo đó kiểm toán viên hành nghề phải tuân thủ 05 nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập gồm:

- Kiểm toán viên hành nghề phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.

- Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.

- Độc lập, trung thực và khách quan.

- Luôn bảo mật thông tin.

Kiểm toán viên hành nghề có những quyền gì?

Theo Điều 17 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định:

Quyền của kiểm toán viên hành nghề
Khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề có các quyền sau đây:
1. Hành nghề kiểm toán theo quy định của Luật này;
2. Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
3. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;
4. Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán.
5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán.
6. Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, kiểm toán viên hành nghề có những quyền sau đây:

- Hành nghề kiểm toán theo quy định;

- Được độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;

- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;

- Kiểm tra và xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán.

- Được yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào