Ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức như thế nào? Có tác động đến thu nhập người lao động hay không?
Ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức như thế nào?
Nền kinh tế tri thức có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh của xã hội và kinh tế. Dưới đây là một số tác động chính:
1. Tăng cường năng suất và hiệu quả: Tri thức và công nghệ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý, từ đó tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
2. Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo: Nền kinh tế tri thức khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo, giúp phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
3. Chuyển dịch cơ cấu lao động: Có sự chuyển dịch từ lao động chân tay sang lao động trí tuệ, đòi hỏi kỹ năng cao hơn và khả năng sáng tạo. Điều này cũng dẫn đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
4. Phát triển bền vững: Nền kinh tế tri thức hướng đến sự phát triển bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả hơn.
5. Tăng cường cạnh tranh toàn cầu: Các quốc gia và doanh nghiệp có nền kinh tế tri thức phát triển sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn trên thị trường toàn cầu.
6. Cải thiện chất lượng cuộc sống: Sự phát triển của nền kinh tế tri thức góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cải thiện dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ công cộng khác.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức như thế nào? Có tác động đến thu nhập người lao động hay không?
Kinh tế tri thức có tác động đến thu nhập người lao động hay không?
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh dựa trên:
- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;
- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Quan hệ cung, cầu lao động;
- Việc làm và thất nghiệp;
- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Như vậy nền kinh tế thi trức ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế từ đó cũng có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mức lương, thu nhập của người lao động.
Hiện nay chính sách của Nhà nước về lao động như thế nào?
Theo Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì chính sách của Nhà nước về lao động như sau:
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
- Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
- Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
- Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.