Ai có trách nhiệm hướng dẫn khám sức khỏe người lao động?

Cho tôi hỏi ai có trách nhiệm hướng dẫn khám sức khỏe người lao động? Câu hỏi của anh T.L (Hà Tĩnh)

Ai có trách nhiệm hướng dẫn khám sức khỏe cho người lao động?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 85 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Y tế
1. Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về quan trắc môi trường lao động; đánh giá, kiểm soát, quản lý các yếu tố có hại tại nơi làm việc; quản lý, tổ chức quan trắc môi trường lao động.
2. Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động đối với các yếu tố vệ sinh lao động trong môi trường lao động; tham gia ý kiến về nội dung vệ sinh lao động theo thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 87 của Luật này.
3. Hướng dẫn theo thẩm quyền công tác quản lý vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
4. Hướng dẫn việc khám sức khỏe người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định mức suy giảm khả năng lao động, điều trị, phục hồi chức năng đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý hồ sơ sức khỏe lao động.
5. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng nội dung huấn luyện về vệ sinh lao động; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vệ sinh lao động.
6. Xây dựng, ban hành và định kỳ rà soát sửa đổi, bổ sung Danh mục bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này; tổ chức giám định bệnh nghề nghiệp; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn sức khỏe cho từng loại nghề, công việc sau khi có ý kiến của các bộ, ngành có liên quan.
7. Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về công tác vệ sinh lao động; thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về bệnh nghề nghiệp; quản lý sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.
8. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng tiêu chí đánh giá cho Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
9. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
10. Hằng năm, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực quản lý.

Như vậy theo quy định trên trách nhiệm hướng dẫn việc khám sức khỏe người lao động thuộc về Bộ trưởng Bộ Y tế.

Ai có trách nhiệm hướng dẫn khám sức khỏe người lao động?

Ai có trách nhiệm hướng dẫn khám sức khỏe người lao động?

Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm những gì?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động, cụ thể như sau:

Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động
1. Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm:
a) Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động;
b) Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động đang làm việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật).
2. Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động bao gồm:
a) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;
b) Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;
c) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có);
d) Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có)
3. Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động bao gồm những giấy tờ sau đây:

- Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động:

+ Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật.

+ Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật.

+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có).

+ Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có).

- Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động đang làm việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật).

Mẫu hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật được quy định ra sao?

Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT

pl2

Tải mẫu hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật: Tại đây.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào