Ai có thẩm quyền cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Khi nào cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phép giải thể?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 21 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
c) Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau thời hạn 36 tháng đối với trường cao đẳng, trường trung cấp hoặc 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực;
d) Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó.
3. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà giáo, viên chức, người học và người lao động. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
...
Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó.
Ai có thẩm quyền cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Ai có thẩm quyền cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 21 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp
...
4. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định thủ tục giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách nào?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách sau đây:
a) Được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được ưu đãi về tín dụng để đầu tư cơ sở vật chất hoặc nâng cao chất lượng đào tạo; ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật về thuế; miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để lại để đầu tư phát triển; miễn, giảm thuế theo quy định đối với lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ hoạt động đào tạo; ưu đãi về thuế đối với việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với hoạt động đào tạo, xuất bản giáo trình, tài liệu dạy học, sản xuất và cung ứng thiết bị đào tạo, nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị đào tạo;
b) Tham gia đấu thầu, nhận đặt hàng đào tạo của Nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Vay vốn ưu đãi từ các chương trình, dự án trong nước và nước ngoài;
d) Tham gia chương trình bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trong nước và nước ngoài bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước;
đ) Hỗ trợ đầu tư bảo đảm các điều kiện để tiếp nhận học sinh phổ thông dân tộc nội trú khi ra trường vào học nghề;
e) Hỗ trợ phát triển đào tạo các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
g) Các chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thực hiện các hoạt động đào tạo, phổ biến tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách sau đây:
- Được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được ưu đãi về tín dụng để đầu tư cơ sở vật chất hoặc nâng cao chất lượng đào tạo; ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật về thuế; miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để lại để đầu tư phát triển; miễn, giảm thuế theo quy định đối với lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ hoạt động đào tạo; ưu đãi về thuế đối với việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với hoạt động đào tạo, xuất bản giáo trình, tài liệu dạy học, sản xuất và cung ứng thiết bị đào tạo, nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị đào tạo;
- Tham gia đấu thầu, nhận đặt hàng đào tạo của Nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;
- Vay vốn ưu đãi từ các chương trình, dự án trong nước và nước ngoài;
- Tham gia chương trình bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trong nước và nước ngoài bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước;
- Hỗ trợ đầu tư bảo đảm các điều kiện để tiếp nhận học sinh phổ thông dân tộc nội trú khi ra trường vào học nghề;
- Hỗ trợ phát triển đào tạo các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Các chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật.