Ai có nhiệm vụ tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động?
Ai có nhiệm vụ tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động
1. Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định tiến hành việc Điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong các thành viên Đoàn Điều tra;
b) Phân công cụ thể nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Đoàn Điều tra;
c) Tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động; quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả Điều tra tai nạn lao động;
d) Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
2. Các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn Điều tra;
b) Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn Điều tra;
c) Không được Tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình Điều tra khi chưa công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
Theo đó, Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động. Đồng thời Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động cũng quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả Điều tra tai nạn lao động.
Ai có nhiệm vụ tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào tiến hành điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở?
Căn cứ Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.
Trường hợp tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động phải lập biên bản ghi nhận sự việc và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn.
...
Theo đó người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra.
Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở là bao lâu?
Căn cứ khoản 6 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
...
6. Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp trung ương quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:
a) Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động;
b) Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động;
c) Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên;
d) Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người; không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y. Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn.
Đối với tai nạn lao động được quy định tại các điểm b, c và d của khoản này có tình tiết phức tạp thì được gia hạn thời gian điều tra một lần nhưng thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại các điểm này; Trưởng đoàn điều tra phải báo cáo việc gia hạn và được sự đồng ý của người ban hành quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động đối với tai nạn lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản này.
...
Theo đó thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:
- Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động.
- Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động.
- Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên.
- Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người.
- Không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y. Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn.