2 tháng 9 có phải ngày đại lễ của Việt Nam không? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này?
2 tháng 9 có phải ngày đại lễ của Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, Việt Nam có 08 ngày đại lễ trong năm, cụ thể gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch);
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch);
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4);
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5);
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5);
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8);
- Ngày Quốc khánh (02-9).
Theo đó, ngày Quốc khánh (02-9) là một trong những ngày đại lễ và có ý nghĩa quan trọng của Việt Nam.
2 tháng 9 có phải ngày đại lễ của Việt Nam không? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này?
Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Quốc khánh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Theo đó, ngày Lễ Quốc khánh 2/9 là một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương.
Bên cạnh đó, thì ngày lễ Quốc khánh 2 tháng 9 người lao động sẽ được nghỉ 02 ngày bao gồm: 01 ngày 2/9 và 01 ngày liền kề trước hoặc sau ngày 02/9.
Tuy nhiên ngày 01/9/2024 rơi vào ngày chủ nhật do đó số ngày nghỉ của người lao động sẽ được quy định như sau:
(1) Người lao động có chế độ 02 ngày nghỉ hằng tuần (Thứ Bảy và Chủ Nhật) thì:
- Lịch nghỉ lễ sẽ tương tự như người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức - chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, dự kiến lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 như sau:
Từ thứ Bảy ngày 31/8/2024 đến hết thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 02 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, 02 ngày nghỉ hằng tuần.
- Đối với các doanh nghiệp không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của doanh nghiệp để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp không trái quy định pháp luật.
(2) Người lao động có chế độ 01 ngày nghỉ hằng tuần (Chủ Nhật) thì:
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 sẽ dự kiến kéo dài 03 ngày từ Chủ nhật ngày 01/9/2024 đến hết thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 02 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, 01 ngày nghỉ hằng tuần.
- Đối với các doanh nghiệp không thực hiện lịch nghỉ cố định Chủ Nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của doanh nghiệp để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp không trái quy định pháp luật.
Theo Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9 Dương lịch. Người sử dụng lao động khối ngoài nhà nước chủ động chọn phương án nghỉ Lễ Quốc khánh.
Khi nào thời gian nghỉ ốm đau được xem là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo đó, thời gian nghỉ ốm đau được xem là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm nếu như thời gian nghỉ này cộng dồn không quá 2 tháng trong một năm.