10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ khi nào?
10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ khi nào?
10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời vào ngày Ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944).
Trong ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, 34 cán bộ, chiến sĩ đã long trọng tuyên đọc “10 lời thề danh dự của quân nhân” tại khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
XEM THÊM:
10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ khi nào?
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những lực lượng nào?
Tại Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, Quân đội nhân dân bao gồm 02 lực lượng sau:
- Lực lượng thường trực (Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương).
- Lực lượng dự bị động viên.
Công chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam có nguyện vọng thôi việc được nhận trợ cấp thôi việc không?
Tại Điều 2 Thông tư 148/2010/TT-BQP có quy định như sau:
Chế độ trợ cấp thôi việc
1. Điều kiện hưởng trợ cấp
Công chức thôi việc do cá nhân có nguyện vọng, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp có thẩm quyền đồng ý: 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức; suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc.
2. Mức trợ cấp
Công chức có đủ điều kiện nêu trên, khi thôi việc ngoài chế độ trợ cấp một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được trợ cấp thêm một khoản như sau:
Cứ mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, xuất ngũ thì được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng. Mức trợ cấp thấp nhất cũng bằng một tháng lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp một lần khi thôi việc được tính hưởng theo công thức sau:
Tổng số tiền được hưởng trợ cấp = Tổng thời gian đóng BHXH x 1/2 tháng x Tháng lương hiện hưởng
...
3. Cơ sở để tính trợ cấp
a) Tiền lương tháng tính hưởng:
Tiền lương tháng để tính hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 2 Điều này gồm: tiền lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
b) Thời gian tính hưởng:
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP.
Ví dụ: Đồng chí Nguyễn Văn Tân, 32 tuổi, Kế toán cơ quan A, thời gian công tác có tham gia bảo hiểm xã hội là 14 năm 4 tháng, do điều kiện gia đình khó khăn đồng chí xin nghỉ việc và được đơn vị quyết định cho thôi việc kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010. Tiền lương hiện hưởng của tháng liền kề trước khi đồng chí Tân thôi việc là: 3.416.400 đ (ngạch 06.030, bậc 3, hệ số 4,68).
Trước khi đồng chí Tân thôi việc, ngoài chế độ trợ cấp một lần được hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp là:
...
Theo đó, công chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam có nguyện vọng thôi việc và được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp có thẩm quyền đồng ý thì sẽ được nhận trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, phải thuộc một trong các trường hợp sau:
- 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ;
- Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
- Hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.