079 là mạng gì? Phụ cấp điện thoại có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
079 là mạng gì? Phụ cấp điện thoại có đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo Quyết định 798/QĐ-BTTTT năm 2018 về Kế hoạch chuyển đổi mã mạng do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định: chuyển đổi số thuê bao 11 số thành 10 số của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, đầu số 079 là đầu số được chuyển đổi từ đầu số 0121 của nhà mạng MobiFone. Đầu số 079 được rất nhiều người sử dụng nên thường xuyên bị nhầm lẫn với đầu số 097 của nhà mạng Viettel.
Cùng với đó căn cứ theo khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
...
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Như vậy, phụ cấp tiền điện thoại di động sẽ không tính cho người lao động sẽ không tính vào tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
079 là mạng gì? Phụ cấp điện thoại có đóng bảo hiểm xã hội không?
Người lao động ra nước ngoài định cư có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Viện dẫn đến khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
...
Như vậy, người lao động ra nước ngoài để định cư chưa được hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Trong trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nếu người lao động ra nước ngoài để định cư đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương thì bình quân tiền lương được tính như thế nào?
Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương thì bình quân tiền lương được tính như thế nào, căn cứ theo khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
...
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.