05 nguyên tắc tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
05 nguyên tắc tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Mục 4 Quy định 51-QĐ/TW năm 2021 quy định về tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội như sau:
NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG QUÂN ĐỘI
Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Có tính đảng, tính giai cấp, tính chiến đấu cao.
- Xuất phát từ đường lối, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tình hình thực tiễn của đất nước, đường lối, quan điểm, tư tưởng quân sự và các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, đi sâu vào các lĩnh vực hoạt động và đời sống của Quân đội, sát với từng đối tượng.
- Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách.
- Có tính quần chúng rộng rãi, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, cá nhân trong Quân đội, các cơ quan đảng, nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức, hội quần chúng ở các cấp.
- Có kế hoạch, chủ động, sáng tạo, thiết thực, cụ thể, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu trước mắt và cơ bản lâu dài.
Theo đó, 05 nguyên tắc tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
- Có tính đảng, tính giai cấp, tính chiến đấu cao.
- Xuất phát từ đường lối, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tình hình thực tiễn của đất nước, đường lối, quan điểm, tư tưởng quân sự và các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, đi sâu vào các lĩnh vực hoạt động và đời sống của Quân đội, sát với từng đối tượng.
- Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách.
- Có tính quần chúng rộng rãi, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, cá nhân trong Quân đội, các cơ quan đảng, nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức, hội quần chúng ở các cấp.
- Có kế hoạch, chủ động, sáng tạo, thiết thực, cụ thể, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu trước mắt và cơ bản lâu dài.
05 nguyên tắc tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Quân đội nhân dân Việt Nam đã mấy lần đổi tên?
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Quân đội ta là quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”. Qua nhiều thời kỳ, tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam từng giai đoạn được thay đổi như sau:
1. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Đây là tên gọi của đội quân chủ lực của Mặt trận Việt Minh, được thành lập vào ngày 22/12/1944 (cũng là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay).
Là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và cũng là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Việt Nam Giải phóng quân
Là tên gọi thứ hai của QĐND Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 11/1945, được thành lập ngày 15/5/1945 tại Định Biên Thượng (Chợ Chu, Thái Nguyên), thống nhất từ các đơn vị như Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân cùng các tổ chức vũ trang cách mạng tập trung của cả nước.
3. Vệ quốc đoàn
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thì vào tháng 11/1945 Việt Nam giải phóng quân cũng được đổi tên thành Vệ quốc đoàn hay còn gọi là Vệ quốc quân.
4. Quân đội Quốc gia Việt Nam
Ngày 22-5-1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch HCM, Vệ quốc đoàn được đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.
5. Quân đội nhân dân Việt Nam
Từ năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành QĐND Việt Nam.
Tên gọi "Quân đội nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ".
Như vậy, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trải qua 4 lần đổi tên.
Quân hiệu, cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng quân chủng, binh chủng; biển tên; lô gô.
4. Trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Trang phục dự lễ, trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác và áo ấm.
Theo đó, quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Còn cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.