04 mẫu bảng chấm công mới nhất năm 2025 là những mẫu nào?
04 mẫu bảng chấm công mới nhất năm 2025 là những mẫu nào?
Mẫu bảng chấm công mới nhất năm 2025 hiện nay được quy định tại Mẫu 01a ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành như sau:
Tải đầy đủ mẫu bảng chấm công 01 file word mới nhất Tại đây
Tải đầy đủ mẫu bảng chấm công 02 file word mới nhất Tại đây
Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể về mẫu bảng chấm công file excel. Do đó doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu bảng chấm công file excel mới nhất hiện nay như sau:
Tải đầy đủ mẫu bảng chấm công file excel 03 mới nhất Tại đây
Tải đầy đủ mẫu bảng chấm công hàng ngày file excel 04 mới nhất Tại đây.
04 mẫu bảng chấm công mới nhất năm 2025 là những mẫu nào?
Doanh nghiệp có được tự thiết kế mẫu bảng chấm công không?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành quy định:
Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán
1. Đối với hệ thống tài khoản kế toán
a) Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
b) Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
c) Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 - Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
2. Đối với Báo cáo tài chính
a) Doanh nghiệp căn cứ biểu mẫu và nội dung của các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính tại phụ lục 2 Thông tư này để chi tiết hoá các chỉ tiêu (có sẵn) của hệ thống Báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị.
b) Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung mới hoặc sửa đổi biểu mẫu, tên và nội dung các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
3. Đối với chứng từ và sổ kế toán
a) Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư này hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
b) Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư này hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.
Theo đó, doanh nghiệp có quyền tự thiết kế mẫu bảng chấm công sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị. Tuy nhiên phải đảm bảo cung cấp đủ những thông tin theo quy định của pháp luật.
Cách tạo bảng chấm công đơn giản, dễ hiểu cho doanh nghiêp?
Để tạo bảng chấm công theo đúng tiêu chuẩn, doanh nghiệp có thể tham khảo 03 bước sau:
Bước 1: Tạo danh sách cho nhân viên.
Quá trình này yêu cầu lập ít nhất 02 cột chứa tên và mã của nhân viên. Khi nhập thông tin cần kiểm tra chính xác để tránh trường hợp nhiều người trùng tên gây từ đó dẫn tới sai sót trong việc toán ngày công, tiền lương.
Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các cột thông tin như chức danh, phòng ban, ngày sinh, quê quán, địa chỉ, thông tin liên hệ...
Bước 2: Tạo các cột thời gian để đếm số ngày làm việc trong tháng và ghi chú (nếu có).
Bước 3: Đặt và thống nhất biểu tượng chấm công.
Doanh nghiệp cần lựa chọn và thống nhất một số ký hiệu cho các loại ngày làm việc. Ví dụ, ngày làm việc thực tế đánh dấu bằng “X”, ngày nghỉ đánh dấu bằng “NL” và ngày nghỉ phép đánh dấu bằng “P”.
Bước 4: Kiểm tra lại.
Sau khi hoàn tất quá trình tạo bảng chấm công cá nhân trong Excel hoặc Word thì kiểm xem và xác nhận lại thông tin để những lần sau chỉ việc copy, tránh sai sót cả hệ thống sau này.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.