02 yêu cầu về ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư theo quy tắc đạo đức là gì?
- 02 yêu cầu về ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư theo quy tắc đạo đức là gì?
- Luật sư không làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư có bị xóa tên khỏi danh sách luật sư không?
- Bị xoá tên khỏi danh sách luật sư thì có được cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư hay không?
02 yêu cầu về ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư theo quy tắc đạo đức là gì?
Căn cứ theo Quy tắc 22 tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định về ứng xử của luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư như sau:
Ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư
22.1. Luật sư tôn trọng, cư xử đúng mực với đồng nghiệp, nhân viên trong tổ chức hành nghề luật sư.
22.2. Luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư có biện pháp hợp lý trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình để đảm bảo tổ chức hành nghề luật sư, các thành viên trong tổ chức tuân thủ Bộ quy tắc; chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm trong tổ chức hành nghề luật sư nếu:
22.2.1. Yêu cầu thực hiện hành vi vi phạm hoặc đồng ý với hành vi vi phạm đã xảy ra;
22.2.2. Biết hành vi vi phạm đã xảy ra trong khi có thể tránh được hoặc giảm nhẹ hậu quả nhưng đã không có biện pháp khắc phục.
Theo đó, người hành nghề luật sư cần có cách ứng xử đúng mục trong tổ chức hành nghề luật sư thông qua quy tắc 22 tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, cụ thể như sau:
- Luật sư tôn trọng, cư xử đúng mực với đồng nghiệp, nhân viên trong tổ chức hành nghề luật sư.
- Luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư có biện pháp hợp lý trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình để đảm bảo tổ chức hành nghề luật sư, các thành viên trong tổ chức tuân thủ Bộ quy tắc; chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm trong tổ chức hành nghề luật sư nếu:
+ Yêu cầu thực hiện hành vi vi phạm hoặc đồng ý với hành vi vi phạm đã xảy ra;
+ Biết hành vi vi phạm đã xảy ra trong khi có thể tránh được hoặc giảm nhẹ hậu quả nhưng đã không có biện pháp khắc phục.
02 yêu cầu về ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư theo quy tắc đạo đức là gì?
Luật sư không làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư có bị xóa tên khỏi danh sách luật sư không?
Căn cứ Điều 20 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định về gia nhập Đoàn luật sư, cụ thể như sau:
Gia nhập Đoàn luật sư
...
5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày được cấp Thẻ luật sư, luật sư không làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc không thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở hoặc luật sư không hành nghề luật sư trong thời hạn năm năm liên tục sau khi được cấp Thẻ luật sư thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xóa tên luật sư đó khỏi danh sách luật sư và đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi Thẻ luật sư.
...
Theo đó Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xóa tên luật sư đó khỏi danh sách luật sư và đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi Thẻ luật sư khi trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Thẻ luật sư mà Luật sư không làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
Nhưng cũng không thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở hoặc luật sư không hành nghề luật sư trong thời hạn năm năm liên tục sau khi được cấp Thẻ luật sư.
Bị xoá tên khỏi danh sách luật sư thì có được cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư hay không?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 có quy định về các trường hợp được cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư như sau:
Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư
1. Người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm a, b, c, e và k khoản 1 Điều 18 của Luật này được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn luật sư quy định tại Luật này và lý do bị thu hồi Chứng chỉ không còn.
2. Người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 18 của Luật này được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi có đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.
3. Người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm g, h và i khoản 1 Điều 18 của Luật này thì được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi có đủ tiêu chuẩn tại Điều 10 của Luật này và thuộc một trong các điều kiện sau đây:
a) Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày có quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;
b) Thời hạn tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư đã hết hoặc đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Đã được xóa án tích trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý thì không được cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.
5. Thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật này.
Như vậy, kể từ khi có quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề do bị xoá tên khỏi danh sách luật sư sẽ được cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư sau thời hạn ba năm nếu vẫn đáp ứng được Điều 10 Luật Luật sư 2006 về tiêu chuẩn luật sư.