02 trường hợp bị thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp hiện nay là gì? Mẫu quyết định thu hồi là mẫu nào?
02 trường hợp bị thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp hiện nay là gì?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp, tiền hỗ trợ học nghề và kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
1. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hoặc giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan ban hành quyết định về việc hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải ban hành quyết định thu hồi số tiền đã chi sai.
2. Căn cứ quyết định thu hồi theo quy định tại Khoản 1 Điều này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện.
3. Tiền thu hồi theo quy định tại các Khoản 2 Điều này được chuyển vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Theo đó, cơ quan ban hành quyết định về việc hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải ban hành quyết định thu hồi số tiền đã chi sai trong 02 trường hợp bị thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp hiện nay gồm:
- Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật;
- Trường hợp giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật.
Lưu ý: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện căn cứ quyết định thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp.
Tiền thu hồi sẽ được chuyển vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
02 trường hợp bị thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp hiện nay là gì? Mẫu quyết định thu hồi là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Mẫu quyết định thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp là mẫu nào?
Mẫu quyết định thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp là Mẫu số 34 ban hành kèm theo khoản 34 Điều 19 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH.
Mẫu có dạng như sau:
>> Tải đầy đủ mẫu quyết định thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp: TẠI ĐÂY
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là ai?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể đó là các loại hợp đồng sau:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (nay là hợp đồng lao động xác định thời hạn).
Người lao động trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Và người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Lưu ý: Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.