02 cách nộp mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm 2024 đơn giản, cụ thể ra sao?
02 cách nộp mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm 2024 đơn giản, cụ thể ra sao?
Hướng dẫn chi tiết cách nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online:
Để thực hiện báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, người sử dụng lao động có thể làm theo các bước sau:
Các bước thực hiện:
(1) Truy cập Cổng Dịch vụ công Quốc gia:
Mở trình duyệt và truy cập vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
(2) Đăng nhập vào tài khoản dịch vụ công:
- Sử dụng thiết bị ký số USB Token để đăng nhập vào tài khoản của doanh nghiệp. Nếu chưa có tài khoản, bạn cần thực hiện Đăng ký tài khoản mới trên trang chủ Cổng dịch vụ công quốc gia.
Lưu ý: Cần tải và cài đặt công cụ ký điện tử để xác thực thông tin chữ ký số của doanh nghiệp.
(3) Chọn chức năng "Dịch vụ công trực tuyến":
- Sau khi đăng nhập, chọn Dịch vụ công trực tuyến.
- Nhập từ khóa "Thủ tục liên thông đăng ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN và báo cáo tình hình sử dụng lao động" vào ô tìm kiếm để tìm đúng thủ tục.
(4) Chọn thủ tục và nộp báo cáo trực tuyến:
Bấm vào thủ tục và chọn "Nộp trực tuyến".
(5) Kê khai thông tin báo cáo:
Điền thông tin yêu cầu, trong đó chọn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp làm cơ quan nhận báo cáo.
(6) Đăng ký và ghi nhận thông tin:
Bấm "Đăng ký", hệ thống sẽ tự ghi nhận thông tin của bạn.
(7) Thoát khi hoàn tất:
Khi màn hình hiển thị thông báo "Chúc mừng doanh nghiệp đã cập nhật thông tin cơ quan nhận báo cáo lao động thành công", bấm nút "Thoát" để kết thúc thủ tục.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Nộp trực tiếp mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động:
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP và bổ sung tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 10/2024/NĐ-CP có quy định cụ thể về hướng dẫn nộp trực tiếp mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động (Mẫu số 01/PLI), quy định tại Phụ lục I Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Xem chi tiết Mẫu số 01/PLI: tải về
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp theo các trường hợp cụ thể:
- Trường hợp thông thường: Nộp hồ sơ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng thời thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi có trụ sở hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
- Trường hợp lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế: Nộp hồ sơ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện, và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp hoạt động.
- Trường hợp lao động trong khu công nghệ cao: Nộp hồ sơ cho Ban quản lý khu công nghệ cao.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
02 cách nộp mẫu 01/pli báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm 2024 đơn giản, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong việc quản lý lao động?
Căn cứ tại Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động như sau:
[1] Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
[2] Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Nhà nước có những chính sách gì đối với lao động?
Căn cứ theo Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 có quy định cụ thể về Chính sách của Nhà nước đối với lao động như sau:
[1] Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
[2] Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
[3] Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
[4] Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
[5] Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
[6] Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
[7] Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.