Lừa tiền xin việc thủ tục khởi kiện thế nào?
Trường hợp này, cần phải thông qua công tác điều tra xác minh của cơ quan điều tra thì mới có thể xác định được là hành vi của chị ta có cấu thành tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hay không.
Nếu qua xác minh mà chứng minh được chị ta nhận tiền để xin việc. Nhưng thực tế chị ta không hề thực hiện một hành vi nào để xin việc cho bạn và những người khác, mà đã sử dụng tiền cho mục đích cá nhân thì chứng tỏ chị ta đã có ý định chiếm đoạt tài sản từ trước khi nhận tiền của bạn. Và đó chính là dấu hiệu của tội lừa đảo.
Còn ngược lại, thực tế là chị ta có mối quan hệ quen biết với Ngân hàng; sau khi nhận tiền của bạn, chị ta cũng đã trực tiếp đi xin việc cho bạn nhưng vì lý do nào đó mà không được; chị ta chưa trả được lại tiền cho bạn cũng là vì lý do nào đó chứ không hề có ý định chiếm đoạt tài sản của bạn thì đó không phải là tội phạm, mà chỉ là quan hệ dân sự mà thôi.
Trường hợp cơ quan Công an xác định có dấu hiệu của tội lừa đảo và khởi tố vụ án hình sự thì khả năng người đó phải đi tù là rất lớn. Bởi chỉ riêng só tiền 56 triệu của bạn thì chị ta đã bị truy tố theo khoản 2 Điều 139 BLHS, có khung hình phạt là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Trường hợp cơ quan Công an xác định không có dấu hiệu của tội phạm, thì bạn làm đơn khởi kiện theo mẫu của Tòa án (kèm theo giấy chuyển khoản, tin nhắn và băng ghi âm) gửi đến Tòa án cấp huyện nơi người đó cư trú để được giải quyết.
Để yêu cầu tòa giải quyết bạn phải nộp tám ứng án phí cho tòa án. Nếu sau này bạn thắng kiện và Tòa án buộc chị ta phải trả cho bạn đúng số tiền 56 triệu hoặc nhiều hơn (như thêm lãi suất chẳng hạn) thì bạn được trả lại toàn bộ số tiền tạm ứng án phí đã nộp (nếu hai bên không có thỏa thuận nào khác).
Trường hợp có dấu hiệu tội phạm, bạn Viết Đơn tố cáo và đề nghị khởi tố vụ án hình sự lên Cơ quan điều tra (Công an quận huyện) nơi người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cư trú. Ngoài nội dung của đơn kiện bạn phải trình bày, bạn phải gửi kèm các tài liệu chứng cứ về việc trên như băng ghi âm cuộc nói chuyện, và tin nhắn.
Còn vấn đề bạn có thu hồi được số tiền 56 đồng hay không còn phụ thuộc vào cơ quan điều tra, trong quá trình tiến hành tố tụng các cơ quan tiến hành tố tụng có thu hồi được số tiền đó không? Khi đó bạn có đơn yêu cầu sau trog quá trình giải quyết vụ án hoăc khi vụ án kết thúc thì có thể hoàn trả số tiền trên cho bạn.
Thật ra khi bạn tố cáo ra công an thì nếu có dấu hiệu hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cơ quan điều tra tiến hành khởi tố vụ án hình sự, và khởi tố bị can. Ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 139 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung 2009 thì còn phải khắc phục hậu quả đối với hành vi trên.
Còn nếu không bạn khởi kiện ra tòa vụ án dân sự yêu cầu đòi lại tài sản là 56 triệu đồng trên. Bạn cần lưu ý vấn đề là đối với những vụ việc này xem nguời lừa đảo có khả năng trả nợ không thì mới nên yêu cầu tòa án giải quyết.
Thư Viện Pháp Luật