Quy định về phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như thế nào?
Phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là gì?
Tại Điều 11 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
1. Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia:
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp tổ chức khai thác tài sản;
b) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;
c) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
2. Việc cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải bảo đảm tính đồng bộ trong vận hành, khai thác tài sản, bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước cửa các cơ quan chức năng liên quan tới hoạt động đường sắt quốc gia.
3. Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gồm:
a) Phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, pháp luật có liên quan;
b) Tiền thu từ giá sử dụng, cung cấp dịch vụ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định;
c) Tiền thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định tại Nghị định này trong trường hợp cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
4. Đối với các tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phục vụ mục đích công cộng, không áp dụng các phương thức khai thác tài sản quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này thì cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định; không phải lập Đề án khai thác tài sản trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Mục này. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định danh mục tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thuộc phạm vi quản lý phục vụ mục đích công cộng, không áp dụng các phương thức khai thác tài sản quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này trên cơ sở đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản.
Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia:
Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp tổ chức khai thác tài sản;
Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;
Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Quy định về phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp tổ chức khai thác tài sản như thế nào?
Tại Điều 12 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp tổ chức khai thác tài sản như sau:
1. Cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản trong các trường hợp sau:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia;
b) Áp dụng phương thức trực tiếp khai thác hiệu quả hơn phương thức quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định này;
c) Không có tổ chức đăng ký thực hiện phương thức quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
2. Thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản: 01 bản chính;
b) Đề án khai thác tài sản theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
c) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
4. Lập, phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia:
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia quy định tại khoản 3 Điều này, báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp;
c) Bộ Giao thông vận tải có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này gửi lấy ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan đối với tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan có trách nhiệm cho ý kiến theo chức năng, nhiệm vụ về Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến của các cơ quan có liên quan) báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hoặc có văn bản chỉ đạo trong trường hợp Đề án chưa phù hợp.
5. Căn cứ Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản theo Đề án được duyệt theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản theo Đề án được duyệt theo quy định của pháp luật.
Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia ra sao?
Tại Điều 13 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
1. Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là việc Nhà nước chuyển giao có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho doanh nghiệp thực hiện trong một khoảng thời hạn nhất định theo Hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
2. Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này, sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản: 01 bản chính;
b) Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
c) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
4. Lập, phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia:
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cho thuê quyền khai thác tài sản quy định tại khoản 3 Điều này, báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan về Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan có ý kiến về: Tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; sự cần thiết, phù hợp của Đề án với chức năng, nhiệm vụ đơn vị, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật chuyên ngành và pháp luật có liên quan; sự phù hợp về cơ sở và phương pháp xác định giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; các nội dung trong Đề án cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp;
d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ;
đ) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp;
e) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến của các cơ quan có liên quan) báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản theo thẩm quyền hoặc có văn bản chỉ đạo trong trường hợp Đề án chưa phù hợp.
5. Căn cứ Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện ký Hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc tổ chức đấu giá để lựa chọn doanh nghiệp được thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định.
Doanh nghiệp tham gia đấu giá phải đáp ứng điều kiện về năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật chuyên ngành về đường sắt và pháp luật có liên quan.
6. Hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin của bên cho thuê;
b) Thông tin của doanh nghiệp được thuê quyền khai thác tài sản;
c) Danh mục tài sản cho thuê quyền khai thác;
d) Thời hạn cho thuê; giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; phương thức và thời hạn thanh toán; trách nhiệm bảo trì theo Hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
7. Quyền của doanh nghiệp thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
a) Khai thác tài sản theo đúng quy định của pháp luật và Hợp đồng đã ký kết;
b) Quyết định biện pháp khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bảo đảm phù hợp với quy định về hoạt động đường sắt quốc gia;
c) Sử dụng, khai thác tài sản thuê theo quy trình kỹ thuật, khai thác các hạng mục công trình, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và tính năng kỹ thuật của tài sản thuê;
d) Được thu tiền theo giá dịch vụ sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và khoản thu khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật và Hợp đồng ký kết;
đ) Thực hiện các quyền khác của bên thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
a) Bảo quản tài sản thuê (bao gồm cả đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia); không để thất thoát, để lấn chiếm và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng, khai thác tài sản thuê đúng mục đích; không được chuyển nhượng, bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn;
c) Thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo Hợp đồng ký kết;
d) Thanh toán tiền thuê quyền khai thác tài sản đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Hợp đồng; trường hợp quá thời hạn thanh toán theo Hợp đồng đã ký kết mà doanh nghiệp chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ thì phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Cơ quan được giao quản lý tài sản có văn bản đề nghị kèm theo bản sao Hợp đồng và chứng từ về việc nộp tiền của doanh nghiệp (nếu có) gửi Cục thuế (nơi có tài sản) để xác định và ra Thông báo về số tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
đ) Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên cho thuê; cùng bên cho thuê giải quyết các vướng mắc phát sinh;
e) Giao lại tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia khi hết thời hạn Hợp đồng và các trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này;
g) Định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Hợp đồng ký kết doanh nghiệp thuê quyền khai thác phải thông báo với cơ quan được giao quản lý tài sản về tình trạng của tài sản, đảm bảo hoạt động vận tải đường sắt quốc gia được an toàn, thông suốt;
h) Thực hiện các nghĩa vụ khác của bên thuê quyền khai thác tài sản theo quy định của pháp luật và Hợp đồng ký kết.
9. Trong thời hạn thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, trường hợp doanh nghiệp tự nguyện trả lại tài sản hoặc vi phạm Hợp đồng hoặc Nhà nước thu hồi để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, việc xử lý quyền, nghĩa vụ (nếu có) của các bên có liên quan thực hiện theo Hợp đồng, pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan.
Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là việc Nhà nước chuyển giao có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho doanh nghiệp thực hiện trong một khoảng thời hạn nhất định theo Hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng. Việc cho thuê quyền khai tác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện theo quy định trên.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi