Quy định về điều kiện dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc?
Điều kiện dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc ban hành kèm Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định điều kiện dự thi như sau:
1. Điều kiện giảng viên dự thi:
a) Là giảng viên cơ hữu của trường theo quy định hiện hành;
b) Bảo đảm tiêu chuẩn của giảng viên quy định trong các văn bản hiện hành;
c) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;
d) Không bị xử lý về vi phạm pháp luật, kỷ luật trong thời gian 02 năm liền kề trước đó tính đến thời điểm dự thi;
đ) Đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ tham dự Hội thi được quy định tại khoản 2 Điều 12 của Điều lệ này;
2. Điều kiện khác do Ban Tổ chức Hội thi quy định.
Điều kiện dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc được quy định như sau:
- Là giảng viên cơ hữu của trường theo quy định hiện hành;
- Bảo đảm tiêu chuẩn của giảng viên quy định trong các văn bản hiện hành;
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;
- Không bị xử lý về vi phạm pháp luật, kỷ luật trong thời gian 02 năm liền kề trước đó tính đến thời điểm dự thi;
- Đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ tham dự Hội thi được quy định tại khoản 2 Điều 12 của Điều lệ này;
Quy định về điều kiện dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc? (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc ban hành kèm Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định ban Chỉ đạo như sau:
1. Thành phần Ban Chỉ đạo Hội thi:
a) Trưởng ban: Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Phó Trưởng ban thường trực: Lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
c) Phó Trưởng ban: Thủ trưởng đơn vị đăng cai;
d) Các ủy viên: Đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan.
2. Nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Hội thi
a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao hỗ trợ tổ chức Hội thi đạt kết quả tốt, chỉ đạo toàn diện hoạt động của Hội thi;
b) Trưởng Ban phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo;
c) Đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ khi cần thiết.
Ban Chỉ đạo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc có nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao hỗ trợ tổ chức Hội thi đạt kết quả tốt, chỉ đạo toàn diện hoạt động của Hội thi;
- Trưởng Ban phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo;
- Đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ khi cần thiết.
Ban Tổ chức Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc được quy định như thế nào?
Tại Điều 8 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc ban hành kèm Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định ban Tổ chức Hội thi như sau:
1. Thành phần Ban Tổ chức gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các ủy viên. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan để thành lập Ban Tổ chức Hội thi.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tổ chức
a) Tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động của Hội thi theo quy định của Điều lệ này; được sử dụng con dấu của đơn vị có thẩm quyền tổ chức Hội thi để thực hiện nhiệm vụ; thành lập các ban giúp việc Hội thi;
b) Xây dựng kế hoạch Hội thi và gửi thông báo kế hoạch Hội thi đến các đơn vị, cá nhân có liên quan; xây dựng chương trình hoạt động, quy định ra đề thi, nội quy thi và lịch thi; chuẩn bị các tài liệu khác liên quan đến Hội thi;
c) Chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện khác bảo đảm cho các hoạt động của Hội thi; tuyên truyền, quảng bá nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ Hội thi; được huy động các nguồn tài chính và các nguồn lực khác cho Hội thi theo quy định của pháp luật;
d) Chuẩn bị và thực hiện công tác tổ chức thi, đánh giá các nội dung thi và các hoạt động khác nhằm đạt được mục đích Hội thi theo quy định của Điều lệ này;
đ) Tổ chức khen thưởng các tổ chức, cá nhân tham gia Hội thi theo quy định hiện hành của pháp luật; đề xuất với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm;
e) Giải quyết các khiếu nại về chấm thi, xếp giải của đơn vị và cá nhân dự thi; xử lý hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm Điều lệ này;
g) Tổng kết, đánh giá, công bố kết quả Hội thi; thực hiện chế độ báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến Hội thi;
h) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến việc tổ chức Hội thi theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Tổ chức
a) Điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi, phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2 của Điều này;
b) Ra quyết định thành lập các tổ giúp việc cho Ban Tổ chức căn cứ vào thực tế công việc của Hội thi;
c) Duyệt đề thi; quyết định điều chỉnh, bổ sung nội dung thi trong trường hợp đặc biệt; quyết định bổ sung, thay thế, luân chuyển thành viên các tổ giúp việc khi cần thiết;
d) Quyết định hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền quyết định các giải thưởng; tước bỏ quyền dự thi của giảng viên, quyền chấm thi của giám khảo nếu vi phạm quy định trong Điều lệ này; quyết định việc công bố kết quả Hội thi;
đ) Đề xuất với Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận giảng viên đạt danh hiệu giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm hoặc trong việc thay thế, bổ sung thành viên Ban Tổ chức khi cần thiết;
e) Quyết định cho phép, không cho phép hoặc dừng hoạt động của tổ chức, cá nhân tham gia Hội thi theo quy định của pháp luật;
g) Là người phát ngôn của Ban Tổ chức và cung cấp thông tin cho báo chí về các vấn đề liên quan đến Hội thi theo quy định của pháp luật;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác liên quan đến Hội thi theo sự phân công, ủy quyền của Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền tổ chức Hội thi.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Ban Tổ chức
a) Giúp Trưởng Ban Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 của Điều này theo sự phân công, chỉ đạo của Trưởng Ban Tổ chức;
b) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác liên quan đến Hội thi theo sự phân công, ủy quyền của Trưởng Ban Tổ chức.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên Ban Tổ chức
a) Chịu sự phân công, chỉ đạo của Trưởng, Phó Ban Tổ chức về việc thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2 của Điều này trên cơ sở các nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực của mỗi ủy viên;
b) Trong trường hợp ủy viên tham gia tổ giúp việc của Ban Tổ chức thì ủy viên đó phải thực hiện kiêm nhiệm vụ của tổ giúp việc.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh