Việc thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân có những hình thức nào?

Hình thức công khai về thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân? Quy định về địa điểm tiếp công dân ở cơ sở giam giữ của lực lượng Công an nhân dân? Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân? Quyền đề xuất ý kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân? Nhờ tư vấn các vấn đề này!

Hình thức công khai về thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 81/2019/TT-BCA căn cứ đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai, các cơ sở giam giữ áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức sau đây:

1. Bằng văn bản niêm yết tại địa điểm tiếp công dân, nhà thăm gặp, phòng hỏi cung, nơi sinh hoạt chung trong phạm vi cơ sở giam giữ.
2. Thông qua hệ thống truyền thanh của cơ sở giam giữ.
3. Thông báo trực tiếp cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
4. Các hình thức phù hợp khác.

Trên đây là các hình thức công khai về thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân.

Việc thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân có những hình thức nào?

Việc thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân có những hình thức nào? (Hình từ Internet)

Quy định về địa điểm tiếp công dân ở cơ sở giam giữ của lực lượng Công an nhân dân?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 81/2019/TT-BCA quy định về địa điểm tiếp công dân ở cơ sở giam giữ của lực lượng Công an nhân dân như sau:

Địa điểm tiếp công dân, thăm gặp được bố trí ở nơi thuận tiện, dễ biết, có trang thiết bị cần thiết để cơ quan, tổ chức, cá nhân liên hệ, giải quyết công việc hoặc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Tại địa điểm tiếp công dân phải có biển ghi tên cơ quan, đơn vị, cán bộ tiếp công dân, nội quy nơi tiếp công dân, số điện thoại đường dây nóng.
Địa điểm thăm gặp phải treo biển “Phòng thăm gặp”, có vách ngăn, bảng niêm yết Nội quy cơ sở giam giữ, quy định về thăm gặp, hòm thư góp ý, bảng thông tin trợ giúp pháp lý.
Việc niêm yết các thông tin tại nơi dễ quan sát để cơ quan, tổ chức, cá nhân và người bị tạm giữ, người bị tạm giam biết, thực hiện.

Địa điểm tiếp công dân, thăm gặp được bố trí ở nơi thuận tiện, dễ biết, có trang thiết bị cần thiết để cơ quan, tổ chức, cá nhân liên hệ, giải quyết công việc hoặc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân?

Theo Điều 7 Thông tư 81/2019/TT-BCA trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân như sau:

1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong công tác quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam ở cơ sở giam giữ.
2. Xuất trình giấy tờ theo quy định của pháp luật khi đến thăm gặp, tiếp xúc với người bị tạm giữ, người bị tạm giam và đề nghị giải quyết các công việc liên quan; nghiêm chỉnh thực hiện nội quy và chỉ dẫn của cán bộ, chiến sĩ thi hành nhiệm vụ tại cơ sở giam giữ.
3. Phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam; tham gia đấu tranh, ngăn chặn hành vi vi phạm nội quy cơ sở giam giữ.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân được quy định như trên.

Quyền đề xuất ý kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân?

Theo Điều 8 Thông tư 81/2019/TT-BCA quyền đề xuất ý kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quyền đề xuất ý kiến với cán bộ cơ sở giam giữ về những vấn đề liên quan đến bản thân cũng như đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam khác.
2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quyền kiến nghị về các quyết định trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; được kiến nghị với Thủ trưởng cơ sở giam giữ những biểu hiện tiêu cực, thiếu sót trong quản lý, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cán bộ, chiến sĩ công tác tại cơ sở giam giữ; những lời nói, cử chỉ, hành động sai trái, vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ, người bị tạm giam khác.
3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện việc tham gia ý kiến, kiến nghị, đề xuất thông qua hòm thư góp ý, đối thoại trực tiếp hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này.

Trên đây là quy định về quyền đề xuất ý kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân.

Trân trọng!

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào