Giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nợ công trong Chiến lược tài chính như thế nào?
- Chiến lược tài chính có giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nợ công như thế nào?
- Giải pháp tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển với chi phí - rủi ro hợp lý; cải thiện cơ cấu danh mục nợ trong Chiến lược tài chính ra sao?
- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay, gắn với trách nhiệm trả nợ trong Chiến lược tài chính thế nào?
Chiến lược tài chính có giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nợ công như thế nào?
Căn cứ tiết a tiểu mục 3 Mục III Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nợ công trong Chiến lược tài chính như sau:
a) Hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nợ công
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nợ công, đẩy mạnh triển khai công cụ, nghiệp vụ quản lý nợ chủ động, bảo đảm an toàn và bền vững nền tài chính quốc gia.
Gắn kết chặt chẽ quản lý ngân sách nhà nước và nợ công với quản lý ngân quỹ nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Quản lý chặt chẽ bội chi, thực hiện nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chi được sử dụng cho đầu tư phát triển; chi vay trong khả năng trả nợ.
Nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận nghiệp vụ nợ chủ động theo thông lệ quốc tế tốt; thiết lập các chỉ tiêu cảnh báo mềm kết hợp với các mức trần cứng để kiểm soát nợ khu vực công và khu vực tư nhân; tách bạch quản lý nợ nước ngoài khu vực công và khu vực tư nhân; đề ra mức trần nợ nước ngoài trong tổng dư nợ công. Tăng cường áp dụng các thông lệ quốc tế tốt trong quản lý rủi ro danh mục nợ Chính phủ; thực hiện cân đối danh mục nợ giữa nợ trong nước và nợ nước ngoài.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng các nguyên tắc thống kê theo thông lệ quốc tế tốt; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ công. Chủ động nghiên cứu, dự báo và xây dựng phương án phản ứng chính sách để xử lý khi các chỉ tiêu về nợ chạm ngưỡng cảnh báo an toàn.
Chiến lược tài chính có giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nợ công:
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nợ công, đẩy mạnh triển khai công cụ, nghiệp vụ quản lý nợ chủ động, bảo đảm an toàn và bền vững nền tài chính quốc gia. Gắn kết chặt chẽ quản lý ngân sách nhà nước và nợ công với quản lý ngân quỹ nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Quản lý chặt chẽ bội chi, thực hiện nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chi được sử dụng cho đầu tư phát triển; chi vay trong khả năng trả nợ.
Nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận nghiệp vụ nợ chủ động theo thông lệ quốc tế tốt; thiết lập các chỉ tiêu cảnh báo mềm kết hợp với các mức trần cứng để kiểm soát nợ khu vực công và khu vực tư nhân; tách bạch quản lý nợ nước ngoài khu vực công và khu vực tư nhân; đề ra mức trần nợ nước ngoài trong tổng dư nợ công. Tăng cường áp dụng các thông lệ quốc tế tốt trong quản lý rủi ro danh mục nợ Chính phủ; thực hiện cân đối danh mục nợ giữa nợ trong nước và nợ nước ngoài. Xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng các nguyên tắc thống kê theo thông lệ quốc tế tốt; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ công. Chủ động nghiên cứu, dự báo và xây dựng phương án phản ứng chính sách để xử lý khi các chỉ tiêu về nợ chạm ngưỡng cảnh báo an toàn.
Giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nợ công trong Chiến lược tài chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Giải pháp tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển với chi phí - rủi ro hợp lý; cải thiện cơ cấu danh mục nợ trong Chiến lược tài chính ra sao?
Theo tiết b tiểu mục 3 Mục III Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển với chi phí - rủi ro hợp lý; cải thiện cơ cấu danh mục nợ trong Chiến lược tài chính như sau:
b) Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển với chi phí - rủi ro hợp lý; cải thiện cơ cấu danh mục nợ
Đổi mới nâng cao chất lượng huy động vốn vay; đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước và nước ngoài với các kỳ hạn phù hợp, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của Chính phủ trong trung và dài hạn trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.
Đa dạng hóa các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, phát triển sản phẩm trái phiếu xanh để huy động vốn cho các dự án bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế bền vững.
Thực hiện phát hành và quản lý danh mục trái phiếu Chính phủ chủ động, đảm bảo khối lượng, cơ cấu, kỳ hạn theo các mục tiêu của chiến lược, chương trình, kế hoạch quản lý nợ công và kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ.
Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để ổn định lãi suất nhằm hỗ trợ công tác huy động vốn của ngân sách nhà nước và phát triển thị trường trái phiếu chính phủ.
Đổi mới cơ chế huy động vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi nước ngoài để đầu tư một số công trình, dự án trọng điểm, có tính lan tỏa nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng và cả nước. Ưu tiên huy động các nguồn vốn có thời gian vay dài, lãi suất thấp và có thành tố viện trợ không hoàn lại cao.
Giải pháp tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển với chi phí - rủi ro hợp lý; cải thiện cơ cấu danh mục nợ trong Chiến lược tài chính:
Đổi mới nâng cao chất lượng huy động vốn vay; đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước và nước ngoài với các kỳ hạn phù hợp, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của Chính phủ trong trung và dài hạn. Đa dạng hóa các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, phát triển sản phẩm trái phiếu xanh để huy động vốn.
Thực hiện phát hành và quản lý danh mục trái phiếu Chính phủ chủ động, đảm bảo khối lượng, cơ cấu, kỳ hạn. Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để ổn định lãi suất nhằm hỗ trợ công tác huy động vốn của ngân sách nhà nước và phát triển thị trường trái phiếu chính phủ.
Đổi mới cơ chế huy động vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi nước ngoài để đầu tư một số công trình, dự án trọng điểm, có tính lan tỏa nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng và cả nước.
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay, gắn với trách nhiệm trả nợ trong Chiến lược tài chính thế nào?
Tại tiết c tiểu mục 3 Mục III Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay, gắn với trách nhiệm trả nợ trong Chiến lược tài chính như sau:
c) Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay, gắn với trách nhiệm trả nợ
Nguồn vốn vay chỉ được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, tập trung cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn, tạo sự lan tỏa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, dự án liên vùng, liên địa phương.
Đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn để thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, từng bước nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia. Tái cơ cấu nợ theo hướng bền vững, cải thiện chỉ tiêu an toàn nợ. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ.
Việc huy động, quản lý và sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phải gắn với việc cơ cấu lại đầu tư công; bất kỳ khoản vay mới nào cũng cần được xem xét hiệu quả kinh tế, phương án tài chính, đánh giá tác động tới kế hoạch đầu tư trung hạn, các chỉ tiêu nợ công, ngân sách và khả năng trả nợ. Vốn vay nước ngoài được tập trung sử dụng cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô; các dự án thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, các dự án có khả năng tạo nguồn thu ngoại tệ, các dự án có hiệu ứng lan tỏa (như thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ...); các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Ưu tiên vay về cho vay lại đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay, gắn với trách nhiệm trả nợ trong Chiến lược tài chính:
+ Nguồn vốn vay chỉ được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, tập trung cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn, tạo sự lan tỏa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, dự án liên vùng, liên địa phương. Đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn để thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, từng bước nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia. Tái cơ cấu nợ theo hướng bền vững, cải thiện chỉ tiêu an toàn nợ. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ.
+ Việc huy động, quản lý và sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phải gắn với việc cơ cấu lại đầu tư công; bất kỳ khoản vay mới nào cũng cần được xem xét hiệu quả kinh tế, phương án tài chính, đánh giá tác động tới kế hoạch đầu tư trung hạn, các chỉ tiêu nợ công, ngân sách và khả năng trả nợ. Vốn vay nước ngoài được tập trung sử dụng cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô; các dự án thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, các dự án có khả năng tạo nguồn thu ngoại tệ, các dự án có hiệu ứng lan tỏa (như thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ...); các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Ưu tiên vay về cho vay lại đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo