Có thể đăng ký phân loại loại trực tuyến doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ ở trang web nào?
1. Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ có thể đăng ký phân loại trực tuyến ở trang web nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT quy định đăng ký phân loại doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp đăng ký phân loại với Cơ quan tiếp nhận bằng một trong hai hình thức sau:
1. Hình thức trực tuyến: Doanh nghiệp truy cập vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử www.kiemlam.org.vn để đăng ký theo hướng dẫn của Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.
2. Hình thức trực tiếp:
a) Trường hợp doanh nghiệp không ứng dụng được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu
điện 01 bộ hồ sơ tới Cơ quan tiếp nhận.
Hồ sơ gồm: Đề nghị phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP, tài liệu chứng minh tuân thủ tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Cơ quan tiếp nhận nhập hồ sơ của doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp; thông báo đến doanh nghiệp kết quả tiếp nhận đăng ký phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; lưu trữ tài liệu đăng ký theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian chưa xây dựng và áp dụng Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì thực hiện phân loại trực tiếp như sau:
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan tiếp nhận theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Cơ quan tiếp nhận nhận hồ sơ; thông báo đến doanh nghiệp kết quả tiếp nhận đăng ký phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; thực hiện phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP và Điều 5, khoản 1 Điều 6 Thông tư này; gửi ngay kết quả phân loại qua thư điện tử về Cục Kiểm lâm và lưu trữ tài liệu đăng ký theo quy định của pháp luật;
c) Cục Kiểm lâm công bố danh sách doanh nghiệp Nhóm I theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Như vậy, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đăng ký phân loại với Cơ quan tiếp nhận bằng hình thức trực tuyến qua Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử www.kiemlam.org.vn để đăng ký theo hướng dẫn của Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.
2. Trường hợp nào phải xác minh thông tin kê khai khi đăng ký phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ?
Theo Điều 5 Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT quy định xác minh thông tin kê khai như sau:
1. Các trường hợp xác minh thông tin:
a) Tài liệu kê khai của doanh nghiệp có dấu hiệu sửa chữa, tẩy xóa, làm giả; nội dung tài liệu kê khai mâu thuẫn, không thống nhất;
b) Có thông tin theo quy định của pháp luật về việc doanh nghiệp kê khai không trung thực một trong các tiêu chí phân loại doanh nghiệp.
2. Nguồn thông tin để xác minh:
a) Đối với tiêu chí tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật trong việc thành lập và hoạt động ít nhất 01 năm kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp: Căn cứ nguồn thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp www.dangkykinhdoanh.gov.vn; thông tin từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
b) Đối với tiêu chí tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường: Căn cứ nguồn thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước về Tài nguyên và môi trường; cơ quan Cảnh sát môi trường; thông tin từ hoạt động quản lý địa bàn của cơ quan Kiểm lâm sở tại; thông tin từ các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
c) Đối với tiêu chí tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy: Căn cứ nguồn thông tin từ cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; thông tin từ hoạt động quản lý địa bàn của cơ quan Kiểm lâm sở tại; thông tin từ các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
d) Đối với tiêu chí tuân thủ quy định của pháp luật về thuế và lao động: Căn cứ nguồn thông tin từ cơ quan Thuế, cơ quan Lao động và Thương binh xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ quan Liên đoàn lao động; thông tin từ hoạt động quản lý địa bàn của cơ quan Kiểm lâm sở tại; thông tin từ các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
đ) Đối với tiêu chí tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm gỗ hợp pháp; tiêu chí tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP và lưu giữ hồ sơ gốc theo quy định của pháp luật; tiêu chí không vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP: Căn cứ nguồn thông tin từ hoạt động quản lý địa bàn của cơ quan Kiểm lâm sở tại; thông tin trên Cơ sở dữ liệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp (sau đây viết tắt là Cơ sở dữ liệu vi phạm); thông tin từ các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Thực hiện xác minh:
a) Cơ quan tiếp nhận thông báo trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp đến doanh nghiệp thời gian, nội dung cần xác minh. Trường hợp không áp dụng được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì gửi thông báo cho doanh nghiệp theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ quan tiếp nhận trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan (trong trường hợp cần thiết), thực hiện xác minh và lập Biên bản xác minh theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp xác minh ngoài địa phương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký phân loại: Cơ quan tiếp nhận gửi nội dung cần xác minh đến Cơ quan tiếp nhận tại địa phương nơi cần xác minh để thực hiện xác minh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Cơ quan tiếp nhận thực hiện việc xác minh, thông báo kết quả xác minh đến Cơ quan tiếp nhận nơi doanh nghiệp đăng ký phân loại doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ phải xác minh thông tin khi đăng ký phân loại trong trường hợp trên.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh