Cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì?
- Trách nhiệm của cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Hồ Chí Minh là gì?
- Nhiệm vụ của cơ quan Công an trong việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố và Chi nhánh 24 huyện-quận Hồ Chí Minh là gì?
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 11 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Hồ Chí Minh như sau:
1. Thường xuyên tuần tra, kiểm tra, phát hiện và báo cáo kịp thời những vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn được giao quản lý; kịp thời lập hồ sơ, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, phối hợp cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm trật tự xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Chịu trách nhiệm về những vi phạm trong quản lý trật tự xây dựng theo thẩm quyền được giao; tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý theo các quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Hồ Chí Minh phải thường xuyên tuần tra, kiểm tra, phát hiện và báo cáo kịp thời những vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn được giao quản lý; lập hồ sơ, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, phối hợp cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm trật tự xây dựng. Chịu trách nhiệm về những vi phạm trong quản lý trật tự xây dựng theo thẩm quyền được giao; tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý.
Quản lý trật tự xây dựng (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của cơ quan Công an trong việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Tại Điều 12 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về nhiệm vụ của cơ quan Công an trong việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Công an thành phố, Công an huyện-quận, xã-phường-thị trấn theo phân cấp quản lý của ngành có nhiệm vụ:
a) Tham gia vào công tác nắm tình hình, phản ánh kịp thời và báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về các vi phạm trật tự xây dựng.
b) Xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho các lực lượng tham gia xử lý, cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng.
c) Tổ chức điều tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn quản lý theo quy định.
d) Triển khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện các vụ việc có dấu hiệu hình sự để điều tra, xác minh kịp thời, khởi tố khi có căn cứ; tập trung vào các vụ việc có dấu hiệu đưa, nhận, môi giới hối lộ, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng không phép, sai phép, nhất là các vụ việc liên quan đến các đối tượng đầu nậu tổ chức thực hiện; các đối tượng móc nối với cán bộ, công chức có trách nhiệm để được bảo kê, làm ngơ cho các hoạt động vi phạm pháp luật.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp giao trong việc ngăn chặn và xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng.
e) Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho công dân tại địa chỉ có công trình vi phạm trật tự xây dựng thì phải đối chiếu quy định của Luật Cư trú và các quy định có liên quan để xem xét, tạm dừng giải quyết theo quy định pháp luật, chỉ giải quyết sau khi đã chấp hành xong quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền.
g) Nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin nhắn về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong lĩnh vực đất đai, xây dựng theo quy định.
2. Công an thành phố tăng cường phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý trật tự xây dựng theo chức năng quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; phối hợp, trao đổi thông tin với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện để có biện pháp xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm đến mức phải xử lý hình sự theo quy định pháp luật.
3. Công an huyện-quận, xã-phường-thị trấn:
a) Phối hợp với Đội Thanh tra địa bàn và các cơ quan, đơn vị có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời ngăn chặn, xử lý đối với các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng, không để vi phạm tiếp diễn sau khi đã có biên bản vi phạm hành chính hoặc quyết định xử phạt của các cấp có thẩm quyền, đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
b) Rà soát các tổ chức, cá nhân đã bị xử lý vi phạm hành chính liên quan đến vi phạm về đất đai, xây dựng không phép, sai phép làm cơ sở để xử lý hình sự.
c) Hỗ trợ các cơ quan chức năng xác minh nhân thân lai lịch của đối tượng có hành vi vi phạm về đất đai, xây dựng để phục vụ công tác xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Cơ quan Công an trong việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tham gia vào công tác nắm tình hình, phản ánh kịp thời và báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về các vi phạm trật tự xây dựng. Xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho các lực lượng tham gia xử lý, cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng.
+ Tổ chức điều tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn quản lý. Triển khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện các vụ việc có dấu hiệu hình sự để điều tra, xác minh kịp thời, khởi tố khi có căn cứ; tập trung vào các vụ việc có dấu hiệu đưa, nhận, môi giới hối lộ, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng không phép, sai phép.
+ Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp giao trong việc ngăn chặn và xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho công dân tại địa chỉ có công trình vi phạm trật tự xây dựng thì phải đối chiếu quy định để xem xét, tạm dừng giải quyết theo quy định pháp luật. Nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin nhắn về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong lĩnh vực đất đai, xây dựng theo quy định.
Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố và Chi nhánh 24 huyện-quận Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 13 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố và Chi nhánh 24 huyện-quận Hồ Chí Minh về quản lý trật tự xây dựng như sau:
1. Cung cấp thông tin phối hợp theo yêu cầu; xem xét tạm dừng việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chánh Thanh tra Sở Xây dựng tại các địa chỉ có công trình vi phạm trật tự xây dựng cho các cá nhân, tổ chức trong trường hợp công trình chưa hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng theo quy định; công trình chưa chấm dứt hành vi vi phạm, chưa chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chưa thực hiện xong các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm trật tự xây dựng gây ra.
2. Rà soát các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn các quận ven và huyện ngoại thành để tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ chỉ tiêu đất nông nghiệp trên địa bàn huyện-quận cho phù hợp với tình hình dân số và tốc độ đô thị hóa của từng địa phương.
3. Trong quá trình giải quyết các thủ tục liên quan đến việc chứng nhận tài sản gắn liền trên đất, nếu phát hiện các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử phạt vi phạm theo quy định pháp luật.
4. Tổ chức tiếp nhận và cập nhật thông tin các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự xây dựng từ các cơ quan có thẩm quyền về quản lý trật tự xây dựng chuyển đến để thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình theo thẩm quyền.
5. Phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng công trình theo đúng quy định pháp luật về đất đai.
6. Chủ động phối hợp, trao đổi thông tin với Ủy ban nhân cân cấp huyện, cơ quan Công an các cấp để có biện pháp kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về đất đai, tránh để phát sinh các hậu quả lớn, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố và Chi nhánh 24 huyện-quận Hồ Chí Minh cung cấp thông tin phối hợp theo yêu cầu; xem xét tạm dừng việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Rà soát các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn các quận ven và huyện ngoại thành để tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ chỉ tiêu đất nông nghiệp cho phù hợp với tình hình dân số và tốc độ đô thị hóa của từng địa phương.
+ Nếu phát hiện các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử phạt vi phạm. Tổ chức tiếp nhận và cập nhật thông tin các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự xây dựng từ các cơ quan có thẩm quyền về quản lý trật tự xây dựng chuyển đến để thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình theo thẩm quyền.
+ Phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng công trình theo đúng quy định pháp luật về đất đai. Chủ động phối hợp, trao đổi thông tin với Ủy ban nhân cân cấp huyện, cơ quan Công an các cấp để có biện pháp kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về đất đai, tránh để phát sinh các hậu quả lớn, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi