Thẩm quyền chấp thuận cho tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ở bên ngoài cơ sở tôn giáo là của cơ quan nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận cho tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ở bên ngoài cơ sở tôn giáo?
Pháp luật nước ta có quy định:
+ Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
+ Địa điểm hợp pháp là đất, nhà ở, công trình mà tổ chức hoặc cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Về thẩm quyền chấp thuận cho tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ở bên ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp thì tại khoản 3 Điều 46 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở một huyện trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
+ Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Như vậy, thẩm quyền chấp thuận cho tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ở bên ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức bạn nhé.
Thẩm quyền chấp thuận cho tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ở bên ngoài cơ sở tôn giáo là của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở tôn giáo cần phải xây dựng chương trình hoạt động của năm gửi UBND không?
Tại khoản 1 Điều 13 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ như sau:
Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã);
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là huyện);
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
Như vậy, khi tổ chức tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra thì người đại diện ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến ủy ban nhân dân tuy thuộc phạm vi của lễ hội.
Vậy nên cơ sở tôn giáo không cần phải xây dựng chương trình hoạt động của năm gửi ủy ban nhân dân mà chỉ cần thông báo đúng thời gian pháp luật quy định trước khi tổ chức.
Cơ sở tôn giáo bao gồm những gì?
Cơ sở tôn giáo được quy định tại khoản 14 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016, theo đó:
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân