Vị trí và chức năng của Hội đồng Nhân dân

Vị trí và chức năng của Hội đồng Nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chính quyền địa phương được hiểu bao gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; trong đó Hội đồng nhân dân có vai trò rất quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương vì: “Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”.

Hội đồng nhân dân có hai chức năng quan trọng:

Một là, quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương; xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

Hai là, thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào