Có được khởi kiện đòi phạt cọc?
Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, trong trường hợp này hai bên đã có hợp đồng đặt cọc, lập văn bản có chữ ký và người làm chứng thì bến bán phải đền bù thiệt hại cho bên mua gấp 5 lần giá trị đặt cọc như đã thỏa thuận.
Theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Về lý thuyết, bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết theo pháp luật. Nhưng thực tế hiện nay bạn có đòi lại được tiền hay không và bao lâu, bao nhiêu là vấn đề vô cùng nan giải. Do đó, trước khi muốn khởi kiện thì bạn nên thương lượng lại với bên bán, tính toán được mất về mặt thời gian công sức nếu khởi kiện.
Trân trọng!