Kiểm tra, giám sát mẫu vật khai thác của loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định ra sao?

Việc kiểm tra, giám sát mẫu vật khai thác của loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được tiến hành như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Mai Phương, nghiên cứu sinh chuyên ngành Công nghệ Sinh học. Cho tôi hỏi hiện nay, vấn đề kiểm tra, giám sát mẫu vật khai thác của loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (phuong***@gmail.com)

Vấn đề kiểm tra, giám sát mẫu vật khai thác của loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 160/2013/NĐ-CP Quy định về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như sau:

...

Kiểm tra, giám sát và xác nhận mẫu vật khai thác của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

a) Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác và xác nhận mẫu vật khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên; Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác và xác nhận mẫu vật khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thực hiện quy định đóng dấu búa kiểm lâm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với mẫu vật là gỗ. Giấy xác nhận mẫu vật khai thác theo Mẫu số 06, Phụ lục II Nghị định này;

b) Khi phát hiện ra tổ chức, cá nhân khai thác không thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép khai thác, Phương án khai thác đã được phê duyệt hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điểm a Khoản này và yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng ngay việc khai thác, đồng thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, xử lý;

c) Chậm nhất ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc hoạt động khai thác, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này để tiến hành kiểm tra, lập biên bản nghiệm thu và xác nhận mẫu vật khai thác;

d) Chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày hết hạn giấy phép khai thác, tổ chức, cá nhân phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả khai thác, kèm theo biên bản nghiệm thu và bản sao có chứng thực Giấy xác nhận mẫu vật khai thác.

...

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc kiểm tra, giám sát mẫu vật khai thác của loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 160/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào