Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt là gì?

Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt là gì? Chào các anh, chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến công tác dân tộc. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh, chị trong Ban biên tập. Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt là gì? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Minh Thiện (090***)

Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt được định nghĩa tại Khoản 6 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc như sau:

“Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt” là những dân tộc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo ba tiêu chí sau:

a) Tỷ lệ hộ nghèo trong đơn vị thôn, bản chiếm trên 50% so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước;

b) Các chỉ số phát triển về giáo dục đào tạo, sức khoẻ cộng đồng và chất lượng dân số đạt dưới 30% so với mức trung bình của cả nước;

c) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chất lượng thấp, mới đáp ứng mức tối thiểu phục vụ đời sống dân cư.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái niệm dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 05/2011/NĐ-CP.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào