Đăng ký tạm trú có cần xin xác nhận của địa phương không?
Theo quy định về thủ tục đăng ký tạm trú tại Điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA về thủ tục đăng ký tạm trú thì hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm các tài liệu sau:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Xuất trình chứng minh nhân dân HOẶC giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.
2. Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
3. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Như vậy theo quy định trên giấy tờ có xác nhận của địa phương nơi thường trú có thể có hoặc không, khi đăng ký tạm trú chỉ cần xuất trình CMND là đáp ứng được các yêu cầu của luật.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xin xác nhận của địa phương khi đăng ký tạm trú. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 35/2014/TT-BCA để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật