Trách nhiệm của Bộ Tư pháp khi người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại

Trách nhiệm của Bộ Tư pháp khi người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại được quy định như thế nào? Bạn đọc Ngô Minh Tuệ, địa chỉ mail ngo****@gmail.com hỏi: Gần đây có rất nhiều những trường hợp người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại. Những trường hợp như vậy cần phải có tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm rõ ràng để có thể bảo vệ quyền lợi của người dân. Cho tôi hỏi: Trách nhiệm của Bộ Tư pháp khi người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!

Trách nhiệm của Bộ Tư pháp khi người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại được quy định tại Điều 11 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 và được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 16/2010/NĐ-CP, theo đó:

1. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, thi hành án và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

b) Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường;

c) Giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

d) Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại có yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 của Nghị định này;

đ) Theo dõi, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi cả nước;

e) Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường, kịp thời phát hiện những yếu kém, hạn chế về lề lối làm việc, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ, công chức để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục;

g) Định kỳ sáu tháng và hàng năm thống kê, tổng kết, đánh giá việc giải quyết bồi thường trong phạm vi cả nước, báo cáo Chính phủ.

2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan hướng dẫn việc giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng và quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng;

b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;

c) Hàng năm tổng hợp về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng, báo cáo Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 và 8 Điều 21 và điểm a khoản 1 Điều 23 của Nghị định này;

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của Bộ Tư pháp khi người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại, được quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào