Một số lưu ý về biện pháp bảo đảm ký quỹ
Theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền, kim khí, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa của một ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự”.
1. Đặc điểm:
– Mục đích: Ký quỹ như một hình thức khác: cầm cố tài sản, bão lãnh, ký cược, tín chấp, đặt cọc đều nhằm một mục đích đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự khi có bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với người có quyền.
– Tính chất: Nghĩa vụ phát sinh từ biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự theo hình thức kí quỹ là nghĩa vụ (phụ thuộc vào nghĩa vụ chính). Không phát sinh từ khi nghĩa vụ chính thực hiện
2. Lưu ý về Đối tượng ký quỹ
Theo Khoản 1 Điều 360Bộ luật Dân sự năm 2005: Đối tượng của biện pháp kí quỹ là Tiền, kim khí, đá quý, giấy tờ có giá khác .
Khoản tiền, kim khí, đá quý hoặc giấy tờ có giá được gửi vào ngân hàng có thể giá trị của nó sẽ lớn hơn rất nhiều lần phạm vi nghĩa vụ phải thực hiện nhưng khi mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hay thực hiện không đúng thì cũng chỉ sử dụng giá trị các tài sản này để giải quyết xong phạm vi nghĩa vụ phát sinh còn số giá trị tài sản còn lại khi đã thực hiện còn nghĩa vụ thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người có nghĩa vụ.
3. Lưu ý về điều kiện kí quỹ
– Biện pháp bảo đảm bằng hình thức ký quỹ phát sinh khi có sự thỏa thuận giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ.
– Sự thỏa thuận này chỉ được thể hiện ở chỗ giữa người có quyền và người có nghĩa vụ đã thỏa thuận biện pháp bảo đảm là ký quỹ mà còn được thể hiện ở chỗ: Đối tượng ký quỹ là tài sản gì (tiền, vàng, giấy tờ có giá, hay các vật có giá trị khác); hai bên có thỏa thuận để đi tới thống nhất dùng loại tài sản nào để ký quỹ, ký quỹ ở ngân hàng nào và ký quỹ bao nhiêu…
4. Lưu ý về việc thực hiện biện pháp kí quỹ
Biện pháp ký quỹ có mặt của một chủ thể trung gian trong quan hệ pháp luật dân sự này, đó là sự có mặt của ngân hàng nhằm đảm bảo độ an toàn cao cho các bên, nghĩa là đảm bảo quyền lợi của các bên được thực hiện. Chính vì vậy, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng thì khi đó vai trò của ngân hàng là đứng ra dùng tài sản đã được ký quỹ trước đó để thanh toán cho bên có quyền. Khi đó ngân hàng cũng có quyền thu một khoản chi phí dịch vụ ngân hàng từ tài khoản đã được ký quỹ.
Như vậy, từ những phân tích trên có thể hiểu rõ pháp bảo đảm ký quỹ và nhận ra được những ưu, nhược điểm của biện pháp này để áp dụng một cách tốt nhất cho một trường hợp cụ thể.
Thư Viện Pháp Luật