Quyền hưởng di sản thừa kế của người tàn tật như thế nào?
Theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005 về trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì “con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng” và “con đã thành niên mà không có khả năng lao động” vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.
Theo quy định nói trên thì người em chồng của bạn bị tàn tật, không có khả năng lao động sẽ được quyền hưởng một phần di sản bố chồng bạn để lại.
Thời hạn chia thừa kế vẫn còn nên em chồng bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác khởi kiện chia di sản thừa kế - Luật sư Nguyễn Hồng Thái.
Nếu hai người con được hưởng thừa kế theo di chúc không thực hiện việc trả cho người em bị tàn tật phần di sản mà người em phải được hưởng thì người em có quyền khởi kiện người kia ra tòa để đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thời hạn chia thừa kế vẫn còn nên em chồng bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác khởi kiện chia di sản thừa kế. Điều 586 BLDS 2005 có quy định: “Hợp đồng ủy quyền phải lập thành văn bản; nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng ủy quyền phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền”.
Hợp đồng ủy quyền phải có những nội dung sau: Thời hạn ủy quyền, nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền, quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng.
Người được em chồng bạn ủy quyền sẽ ký vào đơn khởi kiện và thay mặt em chồng bạn thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn trong vụ kiện về chia di sản thừa kế.
Thư Viện Pháp Luật