Có thể tự lên cơ quan bảo hiểm nhận bảo hiểm
Điều 21 Luật BHXH năm 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động: 1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội. 2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. 3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa. 4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động. 5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. 6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội… Như vậy, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ để em gái bà hưởng chế độ thai sản, nếu đơn vị không lập hồ sơ thì em bà gửi đơn đến Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để được can thiệp. Căn cứ dữ liệu hưởng chế độ thai sản không có người lao động có số CMND 230953502.
Thư Viện Pháp Luật