Chiềm đoạt quyền sử dụng đất

Nhà tôi bán một mảnh đất với giá 200 triệu đồng năm 2005 đến nay là năm 2011 tức đã 6 năm trôi qua mà chủ mua đất vẩn chưa thanh toán đủ số tiền còn nợ là 8 triệu đồng mặc dù chúng tôi đã giao sổ đỏ và cả hai bên làm xong mọi giấy tờ chuyển giao quyền sự dụng đất cùng với các thủ tục cần thiết khác. Trong việc mua bán này chúng tôi không hề có thỏa thuận gì khác ngoài việc bên mua phải chịu các phí tổn về thủ tục hành chính, trả đủ số tiền mua đất là 200 triệu. Từ lúc bán đất chúng tôi nhiều lần yêu cầu nhưng bên mua vẫn chưa chịu trả nốt số tiền còn lại cho dù chúng tôi đã viết giấy nợ đưa cho họ ký vào thời điểm ấy. Người mua lấy lý do là gặp khó khăn về tài chính nên thanh toán tiền mua đất một cách lặt nhặt và giờ vẫn còn nợ 8 triệu đồng như đã nói ở trên. Qua sự việc này xin được hỏi: Chung tôi có thể áp dụng biện pháp gì hay có quyền đưa vụ việc ra cơ quan pháp luật nào không để được giải quyết? ( Việc này đã kéo dài khá lâu nên chúng tôi rất bức xúc vì cho rằng bên mua có ý định chiếm đoạt. Xin được sự tư vấn giúp ,chân thành cảm ơn.)

Điều 428. Hợp đồng mua bán tài sản 

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. 

Điều 429. Đối tượng của hợp đồng mua bán 

1. Đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản được phép giao dịch.

2. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là vật thì vật phải được xác định rõ.

3. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán.

Điều 432. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán

1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thoả thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thoả thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.

2. Khi các bên không thoả thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.

3. Khi các bên không có thoả thuận về thời hạn thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay khi nhận tài sản.

 

Điều 438. Nghĩa vụ trả tiền

1. Bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm giao tài sản.

2. Bên mua phải trả lãi, kể từ ngày chậm trả theo quy định tại khoản 2 Điều 305 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 302. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự

1. Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền

Điều 305. Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ:

Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

Điều 33. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

Căn cứ theo đó, bạn có thể nhờ sự can thiệp của tòa án yêu cầu người mua hoàn trả đủ số tiền theo quy định của pháp luật.

Với thông tin mà bạn cung cấp, theo Tổ tư vấn thì chưa đủ căn cứ để cấu thành tội Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ( Điều 140 BLHS).

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào