Tình huống về sống chung như vợ chồng
Trước hết, vì tình huống đưa ra không đầy đủ thông tin để Ban tư vấn có thể dẫn tới một kết luận, chính vì vậy chúng tôi xin giải quyết tình huống này với những giả thuyết theo luật định.
1. Vấn đề 1.
- Trường hợp 1:
Pháp luật vẫn thừa nhận một người có nhiều vợ từ trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (trước ngày 13-01-1960 ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), vì lẽ đó nếu rơi vào trường hợp này thì mối quan hệ vợ chồng của các đối tượng trên vẫn được xem là hợp pháp. Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19 tháng 10 năm 1990 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số qui định của Pháp lệnh thừa kế có hướng dẫn cụ thể.
Nếu bám sát vào yêu cầu, thiết nghĩ tình huống khó rơi vào trường hợp này, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không thể xảy ra.
Việc bà C muốn chia tài sản thì tòa án vẫn thụ lý được nhưng sẽ giải quyết theo luật hôn nhân gia đình hiện nay theo điểm a khoản 1 nghị quyết 35/2000 :
“Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”
Coi như yêu cầu của bà C là ở thời điểm hiện nay.
Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Tức lúc này, các bên có liên quan phải có nghĩa vụ chứng minh số tài sản là tài sản chung của vợ chồng. Và pháp luật sẽ phân chia tài sản theo nguyên tắc đã đề cập.
- Trường hợp 2:
Ông A chung sống với bà C sau ngày giải phóng miền Nam hoặc việc kết hôn của ông A bắt đầu sau khi giải phóng thì lúc này pháp luật sẽ không thừa nhận họ là vợ chồng, đồng nghĩa với việc Tòa án sẽ không thụ lý nếu bên bà C đòi ly hôn, tuy nhiên bà C vẫn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án chia tài sản chung nếu cảm thấy có công sức mình bỏ ra để tạo nên khối tài sản với ông A. Tuy nhiên lúc này nghĩa vụ chứng minh là khá quan trọng. Và tài sản được chia theo nguyên tắc của Bộ luật dân sự hiện hành:
Điều 224. Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung
1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.
2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Như vậy cà 2 trường hợp trên thì tòa án vẫn thụ lý được, tuy nhiên với những yêu cầu của các đương sự là hoàn toàn khác nhau. Cần lưu ý đến nghĩa vụ chứng minh trong việc dân sự là rất quan trọng.
2. Vấn đề 2: (Đề cập đến việc chia tài sản khi không có di chúc)
- Với Trường hợp 1 như đã đề cập:
Ta cần xác định hàng thừa kế thứ nhất trong trường hợp này bao gồm Bà C ,bà B, 3 đứa con của B và 2 đứa con của C. Do đó việc chia tài sản được thực hiện như sau:
Đầu tiên phải xác định đuợc tổng số tài sản của ông A (bao gồm tài sản riêng của ông A và tài sản chung của ông A trong khối tài sản chung của ông A với bà B và ông A với bà C).
Sau khi đã xác định xong thì số tài sản của ông A đuợc chia đều cho 7 nguời theo quy định của Bộ luật dân sự 2005.
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
…
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
…
- Với Trường hợp 2 như đã đề cập:
Trong trường hợp này, về mặt Pháp lý thì bà C không phải là vợ ông A, do đó bà C không thuộc diện người thừa kế theo pháp luật của ông A (Tuy nhiên các con của bà C với ông A vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất vì đó là con đẻ của ông A).
Tương tự, sau khi đã xác định xong số tài sản của ông A thì chia đều cho 6 người ở hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 (Bao gồm B, 3 con của B, 2 con của C).
Thư Viện Pháp Luật