Vị trí công tác của cử nhân Quản lý giáo dục
Chương trình đào tạo cử nhân Quản lý giáo dục (QLGD) có các mục tiêu chung theo quy định của Luật Giáo dục, ngoài ra còn có một số mục tiêu cụ thể: Có kiến thức cơ bản, chuyên sâu về hành chính giáo dục và QLGD đối với nhà trường và các cơ sở giáo dục khác; có các kiến thức cơ bản, cập nhật về chuyên ngành sư phạm liên quan đến quá trình dạy học và giáo dục ở nhà trường và các cơ sở giáo dục; có kỹ năng vận dụng những kiến thức vào hoạt động hành chính giáo dục và QLGD, các hoạt động sư phạm ở các cơ sở văn hoá - giáo dục, các tổ chức kinh tế xã hội…
Như vậy, sinh viên chuyên ngành QLGD sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm những vị trí công tác sau đây:
- Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan QLGD (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan QLGD của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, dự án và các tổ chức giáo dục khác);
- Chuyên viên (chuyên viên văn phòng; chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng TCCB,…) ở các cơ sở giáo dục (trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học); cơ sở giáo dục cộng đồng (trung tâm học tập cộng đồng); các cơ sở đào tạo bồi dưỡng;
- Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp (tỉnh, huyện, xã) và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng;
- Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về QLGD (các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng,…);
- Giảng viên chuyên ngành QLGD trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ QLGD (học viện QLGD, trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ QLGD cấp tỉnh, thành phố, các khoa QLGD trong trường đại học và cao đẳng);
- Các tổ chức khác cần sử dụng đến kiến thức về QLGD.
Thư Viện Pháp Luật