Khuyết tật gồm những dạng nào?
Theo điều 2 nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật: Khuyết tật gồm những dạng sau:
- Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân hình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
- Khuyết tật nghe, nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
- Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. 10
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm sơát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn..
- Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tu duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
- Khuyết tật khác: là các tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp nêu trên.
Thư Viện Pháp Luật