Di sản thiên nhiên là gì? Dựa vào tiêu chí nào để công nhận di sản thiên nhiên?

Xin cho tôi hỏi: Di sản thiên nhiên là gì, phụ thuộc vào các tiêu chí nào để xác lập và công nhận di sản thiên nhiên? (Câu hỏi từ chị Khanh - Bình Phước).

Di sản thiên nhiên là gì?

Theo Công ước Di sản thế giới, di sản thiên nhiên là những di tích, danh lam thắng cảnh tiêu biểu do thiên nhiên tạo thành và có giá trị đặc biệt về thẩm mỹ học. Đây là một hệ sinh thái có cảnh quan đẹp, là nơi cư trú của một số lượng lớn các loài sinh vật, mang lại nhiều giá trị, đóng góp cho xã hội, có giá trị nổi bật toàn cầu về mặt khoa học, bảo tồn hoặc thẩm mỹ.

Hiện nay, di sản thiên nhiên được công nhận tại Việt Nam sẽ bao gồm các di tích, danh lam thắng cảnh sau:

- Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan;

- Danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa;

- Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;

- Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Di sản thiên nhiên là gì? Dựa vào tiêu chí nào để công nhận di sản thiên nhiên?

Di sản thiên nhiên là gì? Dựa vào tiêu chí nào để công nhận di sản thiên nhiên? (Hình từ Internet)

Dựa vào tiêu chí nào để công nhận di sản thiên nhiên?

Căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về di sản thiên nhiên như sau:

Điều 20. Di sản thiên nhiên
...
2. Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên thuộc điểm c khoản 1 Điều này căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên;
b) Có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn;
c) Có đặc điểm nổi bật, độc đáo về địa chất, địa mạo hoặc chứa đựng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất;
d) Có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.

Như vậy, di sản thiên nhiên được xác lập và công nhận phụ thuộc vào một trong các tiêu chí sau:

- Có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên;

- Có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học;

- Nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu;

- Chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;

- Có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn;

- Có đặc điểm nổi bật, độc đáo về địa chất, địa mạo hoặc chứa đựng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất;

- Có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.

Thủ tục công nhận di sản thiên nhiên được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 19 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về thủ tục công nhận di sản thiên nhiên như sau:

Điều 19. Tiêu chí, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác quy định tại Luật Bảo vệ môi trường
...
4. Trình tự, thủ tục xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác như sau:
a) Tổ chức điều tra, đánh giá khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên khác;
b) Xây dựng dự án xác lập di sản thiên nhiên;
c) Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan và tham vấn cộng đồng về dự án xác lập di sản thiên nhiên;
Đối với di sản thiên nhiên có ranh giới thuộc địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
d) Tổ chức thẩm định hồ sơ dự án xác lập di sản thiên nhiên;
đ) Hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận di sản thiên nhiên.
...

Như vậy, thủ tục công nhận di sản thiên nhiên sẽ được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Tổ chức điều tra, đánh giá khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên khác.

Bước 2: Xây dựng dự án xác lập di sản thiên nhiên.

Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan và tham vấn cộng đồng về dự án xác lập di sản thiên nhiên.

Lưu ý: Di sản thiên nhiên có ranh giới thuộc địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải tổ chức lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh có liên quan.

Bước 4: Tổ chức thẩm định hồ sơ dự án xác lập di sản thiên nhiên.

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận di sản thiên nhiên.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Trần Thị Ngọc Huyền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào