Thế nào là mốc quốc giới? Mốc quốc giới bị sai lệch vị trí thì xử lý như thế nào?
Thế nào là mốc quốc giới?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Biên giới quốc gia 2003 giải thích về mốc quốc giới như sau:
Điều 4
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Thềm lục địa là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa mà Việt Nam là quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền, quyền tài phán được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác.
5. Mốc quốc giới là dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu đường biên giới quốc gia trên đất liền.
...
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 Luật Biên giới quốc gia 2003 quy định về xác định biên giới quốc gia như sau:
Điều 5
1. Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
2. Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
...
Tại Điều 4 Nghị định 140/2004/NĐ-CP quy định về biên giới quốc gia trên đất liền như sau:
Biên giới quốc gia trên đất liền
Biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới, Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng các bản đồ, Nghị định thư kèm theo các Hiệp ước đó.
Theo đó, mốc quốc giới là dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng trên đất liền.
Thế nào là mốc quốc giới? Mốc quốc giới bị sai lệch vị trí thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Mốc quốc giới bị sai lệch vị trí thì xử lý như thế nào?
Đồng thời tại Điều 29 Luật Biên giới quốc gia 2003 quy định về bảo vệ mốc quốc giới như sau:
Điều 29
1. Biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới phải được giữ gìn, quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt.
2. Người phát hiện mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc công trình biên giới bị hư hại phải báo ngay cho Bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần nhất.
Tại Điều 10 Nghị định 140/2004/NĐ-CP quy định về mốc quốc giới như sau:
Mốc quốc giới
1. Mốc quốc giới được cắm theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế về biên giới đã được ký kết với nước láng giềng để đánh dấu đường biên giới quốc gia trên thực địa và được giữ gìn, bảo vệ giữ đúng vị trí, hình dáng, kích thước, ký hiệu, chữ và màu sắc đã được quy định.
2. Khi phát hiện hoặc nhận được tin báo mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí, đồn biên phòng gần nhất phải tiến hành các thủ tục cần thiết để có biện pháp kịp thời xử lý đồng thời thông báo ngay cho cơ quan, đơn vị bảo vệ biên giới nước láng giềng để giải quyết theo thẩm quyền do Hiệp định về biên giới đã ký kết quy định.
3. Việc cắm lại, khôi phục, sửa chữa, bảo dưỡng mốc quốc giới thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế đã ký kết với nước láng giềng.
Theo đó, khi mốc quốc giới bị sai lệch vị trí thì người phát hiện mốc quốc giới bị bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc công trình biên giới bị hư hại phải báo ngay cho Bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần nhất.
Sau đó đồn biên phòng gần nhất phải tiến hành các thủ tục cần thiết để có biện pháp kịp thời xử lý đồng thời thông báo ngay cho cơ quan, đơn vị bảo vệ biên giới nước láng giềng để giải quyết theo thẩm quyền do Hiệp định về biên giới đã ký kết quy định.
Hành vi làm hư hại mốc quốc giới bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 96/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 6 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP và bị thay thế một số nội dung bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới như sau:
Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản theo giấy phép làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, cọc dấu, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở; công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới;
b) Đổ đất đá, chất thải xuống sông, suối biên giới.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Làm hư hại mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, điểm cơ sở, bia chủ quyền trên các đảo;
b) Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới hoặc làm ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia;
c) Xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia;
d) Xây dựng trái phép công trình trên sông, suối biên giới.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác, thăm dò tài nguyên, khoáng sản, giấy phép xây dựng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1; điểm c, điểm d khoản 2 Điều này;
c) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc chịu trách nhiệm chi phí để thực hiện khôi phục tình trạng ban đầu, buộc phá dỡ công trình, phân công trình không có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng không đúng với giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5, điểm a khoản 7 Điều 6; điểm a khoản 5 Điều 7; điểm b khoản 8 Điều 8; điểm d khoản 2 Điều 9; Điều 11 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, đối với hành vi làm hư hại mốc quốc giới sẽ bị phạt hành chính như sau:
- Đối với hành vi thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản theo giấy phép làm hư hại mốc quốc giới:
+ Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
+ Từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân.
- Làm hư hại mốc quốc giới trên các đảo:
+ Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với cá nhân;
+ Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.