Dự kiến ban quản lý khu công nghiệp cần đáp ứng yêu cầu gì để được uỷ quyền thực hiện thẩm định đánh giá tác động môi trường?
- Ban quản lý khu công nghiệp cần đáp ứng yêu cầu gì để được uỷ quyền thực hiện thẩm định đánh giá tác động môi trường?
- Dự Thảo Ban quản lý khu công nghiệp có trách nhiệm gì trong thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường?
- Hồ sơ đề nghị uỷ quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những gì?
Ban quản lý khu công nghiệp cần đáp ứng yêu cầu gì để được uỷ quyền thực hiện thẩm định đánh giá tác động môi trường?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Dự thảo Thông tư quy định về phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường tải về có quy định về năng lực, điều kiện được ủy quyền như sau:
Năng lực, điều kiện được ủy quyền
1. Ban quản lý khu công nghiệp được ủy quyền khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường từ bảy (07) biên chế công chức trở lên đối với Ban quản lý khu công nghiệp của Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, từ sáu (06) biên chế công chức trở lên đối với Ban quản lý khu công nghiệp của cấp tỉnh loại I, từ năm (05) biên chế công chức trở lên đối với Ban quản lý khu công nghiệp của cấp tỉnh loại II và loại III, có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường;
b) Nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường quy định tại điểm a khoản này phải có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về quản lý môi trường; khoa học, công nghệ, kỹ thuật môi trường; hóa học, sinh học và có tối thiểu ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực môi trường;
c) Các nhân sự quy định tại khoản này phải được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc chuyên môn phù hợp để thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường, có trình độ từ đại học trở lên;
d) Chỉ được ủy quyền đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, Ban quản lý khu công nghiệp được ủy quyền khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường từ bảy (07) biên chế công chức trở lên đối với Ban quản lý khu công nghiệp của Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, từ sáu (06) biên chế công chức trở lên đối với Ban quản lý khu công nghiệp của cấp tỉnh loại I, từ năm (05) biên chế công chức trở lên đối với Ban quản lý khu công nghiệp của cấp tỉnh loại II và loại III, có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường;
- Nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường quy định tại điểm a khoản này phải có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về quản lý môi trường; khoa học, công nghệ, kỹ thuật môi trường; hóa học, sinh học và có tối thiểu ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực môi trường;
- Các nhân sự quy định tại khoản này phải được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc chuyên môn phù hợp để thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường, có trình độ từ đại học trở lên;
- Chỉ được ủy quyền đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy về yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Dự kiến ban quản lý khu công nghiệp cần đáp ứng yêu cầu gì để được uỷ quyền thực hiện thẩm định đánh giá tác động môi trường? (Hình từ internet)
Dự Thảo Ban quản lý khu công nghiệp có trách nhiệm gì trong thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Căn cứ quy định Điều 11 Dự thảo Thông tư quy định về phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường tải về có quy định về trách nhiệm của Ban quản lý khu công nghiệp như sau:
Trách nhiệm của Ban quản lý khu công nghiệp
1. Ban quản lý khu công nghiệp trực tiếp thực hiện đúng và đầy đủ nội dung các công việc đã được phân cấp, ủy quyền, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp. 6
2. Chịu trách nhiệm trước cơ quan phân cấp, ủy quyền và pháp luật về việc thực hiện phân cấp, ủy quyền.
3. Thông báo các nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được phân cấp, uỷ quyền tới tất cả các chủ dự án đầu tư, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp; hướng dẫn các chủ dự án đầu tư, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến nhiệm vụ đã được phân cấp, ủy quyền.
4. Hằng năm, Ban quản lý khu công nghiệp báo cáo tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp đã được phân cấp, uỷ quyền gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12. Nội dung báo cáo quy định tại khoản này được lồng ghép vào báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu công nghiệp báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo mẫu số 02 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Ban quản lý khu công nghiệp có trách nhiệm báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác hoặc theo quy định của pháp luật
Như vậy, trách nhiệm của Ban quản lý khu công nghiệp như sau:
- Ban quản lý khu công nghiệp trực tiếp thực hiện đúng và đầy đủ nội dung các công việc đã được phân cấp, ủy quyền, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp. 6
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan phân cấp, ủy quyền và pháp luật về việc thực hiện phân cấp, ủy quyền.
- Thông báo các nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được phân cấp, uỷ quyền tới tất cả các chủ dự án đầu tư, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp; hướng dẫn các chủ dự án đầu tư, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến nhiệm vụ đã được phân cấp, ủy quyền.
- Hằng năm, Ban quản lý khu công nghiệp báo cáo tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp đã được phân cấp, uỷ quyền gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12.
Nội dung báo cáo quy định tại khoản này được lồng ghép vào báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu công nghiệp báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Lưu ý: Ban quản lý khu công nghiệp có trách nhiệm báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác hoặc theo quy định của pháp luật
Hồ sơ đề nghị uỷ quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 7 Dự thảo Thông tư quy định về phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường tải về có quy định về trình tự thực hiện ủy quyền như sau:
Trình tự thực hiện ủy quyền
1. Ban quản lý khu công nghiệp căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư này lập hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền;
b) Bản sao văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban quản lý khu công nghiệp hoặc bản sao văn bản thành lập bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu công nghiệp; danh sách (có ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, ngạch công chức, học hàm, học vị, chuyên ngành được đào tạo) các công chức của bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu công nghiệp kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ có liên quan của công chức;
c) Báo cáo tóm tắt về đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường của từng khu công nghiệp, bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
d) Bản sao các văn bản thành lập khu công nghiệp; quyết định phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp; quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; bản sao giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần.
Như vậy, Ban quản lý khu công nghiệp lập hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền (Tải mẫu về Tại đây)
- Bản sao văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban quản lý khu công nghiệp hoặc bản sao văn bản thành lập bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu công nghiệp; danh sách (có ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, ngạch công chức, học hàm, học vị, chuyên ngành được đào tạo) các công chức của bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu công nghiệp kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ có liên quan của công chức;
- Báo cáo tóm tắt về đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường của từng khu công nghiệp, bảo đảm đầy đủ các nội dung theo quy định;
- Bản sao các văn bản thành lập khu công nghiệp; quyết định phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp; quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; bản sao giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.