Đề xuất sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Bộ Tài chính chủ trì thực hiện?
- Chính phủ ban tiến hành đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
- Thực hiện hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
- Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Chính phủ ban tiến hành đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Ngày 14/04/2023, Chính Phủ ban hành Nghị quyết 53/NQ-CP năm 2023 thực hiện Nghị quyết 74/2022/QH15 về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo Mục I Nghị quyết 53/NQ-CP năm 2023, việc tăng cường thực hiện đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm các mục đích như sau:
MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Việc xây dựng và ban hành Nghị quyết của Chính phủ nhằm quán triệt và chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội.
2. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 phải cụ thể hóa các yêu cầu bằng việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Nhiệm vụ cụ thể phải thể hiện được việc xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc, trong đó thể hiện rõ vai trò kiến tạo, điều phối của Chính phủ.
Theo đó, Nghị quyết 53/NQ-CP năm 2023 được ban hành nhằm các mục đích như sau:
- Quán triệt và chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 74/2022/QH15.
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc, trong đó thể hiện rõ vai trò kiến tạo, điều phối của Chính phủ.
Đề xuất sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Bộ Tài chính chủ trì thực hiện? (Hình từ Internet)
Thực hiện hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Nhằm thực hiện các muc tiêu đề ra của Nghị quyết 74/2022/QH15, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 53/NQ-CP năm 2023 quy định về các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó nội dung về việc rà soát, tổng kết, đánh giá sự chồng chéo, chưa đồng bộ, kịp thời của hệ thống pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định gồm các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Rà soát, tổng kết và đề xuất sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Hoàn thành việc rà soát, tổng kết, đánh giá sự chồng chéo, chưa đồng bộ, kịp thời của hệ thống pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (không bao gồm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí).
- Đề xuất sửa đổi các luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; sửa đổi theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng các nguồn lực Nhà nước (nhân lực, vật lực, tài lực...).
Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Căn cứ Mục II Nghị quyết 53/NQ-CP năm 2023, Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gồm:
Các nhiệm vụ, giải pháp chung về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
- Thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại từng cơ quan, tổ chức, cá nhân, cả khu vực công cũng như khu vực tư để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực sự trở thành văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.
- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước để phát triển nhanh và bền vững.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Xử lý nghiêm minh, kịp thời trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng ở mọi cấp, mọi ngành và trong nhân dân với chủ đề, nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Đổi mới việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và báo cáo việc thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm và hằng năm, theo hướng vừa đảm bảo tính tổng thể, toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm, có chủ đề từng năm.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bảo đảm đồng bộ, thống nhất và phù hợp yêu cầu thực tiễn. Từ năm 2023, thường xuyên đánh giá hiệu quả và chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh các bất cập, mâu thuẫn nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí các nguồn lực.
- Chú trọng xây dựng chính sách quốc gia về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong từng giai đoạn đối với một số lĩnh vực then chốt như tiết kiệm năng lượng, quản lý, khai thác, sử dụng đất, tài nguyên, khoáng sản.
Các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và khẩn trương có giải pháp đồng bộ để khắc phục tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong Báo cáo kết quả giám sát 330/BC-ĐGS năm 2022
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tập trung cao độ chỉ đạo để thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật tránh thất thoát, lãng phí.
- Tập trung nghiên cứu kỹ các giải pháp, đề xuất, kiến nghị nêu trong Báo cáo 330/BC-ĐGS
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.