Trường hợp thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch đô thị thì nội dung thẩm định phải bao gồm những vấn đề gì?
- Có bao nhiêu nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư?
- Nguyên tắc lấy ý kiến và trả lời ý kiến trong quá trình thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư được quy định như thế nào?
- Trường hợp thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch đô thị thì nội dung thẩm định phải bao gồm những vấn đề gì?
Có bao nhiêu nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư?
Tại khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 được bổ sung bởi khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 quy định nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư như sau:
Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
e) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
g) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Như vậy, có 7 nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và từng nội dung được quy định cụ thể như trên.
Trường hợp thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch đô thị thì nội dung thẩm định phải được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc lấy ý kiến và trả lời ý kiến trong quá trình thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư được quy định như thế nào?
Tại khoản 9 Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định việc lấy ý kiến và trả lời ý kiến trong quá trình thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư như sau:
Hồ sơ, thủ tục lập, thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
...
9. Việc lấy ý kiến và trả lời ý kiến trong quá trình thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này. Trường hợp pháp luật về xây dựng, nhà ở, phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản có quy định về cơ quan được lấy ý kiến thẩm định và nội dung lấy ý kiến thẩm định thì thực hiện theo quy định của pháp luật đó.
Như vậy, nguyên tắc lấy ý kiến và trả lời ý kiến trong quá trình thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư như sau:
- Cơ quan lấy ý kiến phải xác định nội dung đề nghị có ý kiến phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được lấy ý kiến và thời hạn trả lời theo quy định;
- Trong thời hạn quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời và chịu trách nhiệm về nội dung ý kiến thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó; quá thời hạn quy định mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nội dung thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đó.
Trường hợp pháp luật về xây dựng, nhà ở, phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản có quy định về cơ quan được lấy ý kiến thẩm định và nội dung lấy ý kiến thẩm định thì thực hiện theo quy định của pháp luật đó.
Trường hợp thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch đô thị thì nội dung thẩm định phải bao gồm những vấn đề gì?
Tại điểm c khoản 7 Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch đô thị như sau:
Hồ sơ, thủ tục lập, thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
...
7. Việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư được thực hiện như sau:
a) Trường hợp quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch thì việc đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch đó được thực hiện trên cơ sở đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch về việc thực hiện quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và Nghị quyết của Chính phủ ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào các quy hoạch này;
b) Trường hợp các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm a khoản này hết thời hạn trước khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được quyết định hoặc phê duyệt thì quy hoạch đó được kéo dài thời hạn cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được quyết định hoặc phê duyệt;
c) Đối với quy hoạch đô thị, nội dung thẩm định phải có đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chi tiết (nếu có), quy hoạch phân khu (nếu có); trường hợp quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chung.
...
Như vậy, trường hợp thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch đô thị thì nội dung thẩm định phải có đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chi tiết (nếu có), quy hoạch phân khu (nếu có);
Trường hợp quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chung.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.