Hồ sơ vay vốn đối với người lao động trong chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm theo quy định mới nhất?
- Hồ sơ vay vốn đối với người lao động trong chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm có những thành phần nào?
- Việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý được thực hiện như thế nào?
- Việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ vay vốn đối với người lao động trong chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm có những thành phần nào?
Điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 61/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ vay vốn đối với người lao động trong chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm như sau:
Lập hồ sơ vay vốn
...
2. Hồ sơ vay vốn:
a) Đối với người lao động: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay vốn gồm:
- Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; hợp đồng hợp tác; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Luật việc làm (nếu có), bao gồm:
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật: Bản sao Quyết định về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp;
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách;
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, bản sao giấy xác nhận khuyết tật của những người lao động là người khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp, bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh của những người lao động là người dân tộc thiểu số và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.”
...
Theo đó, hồ sơ vay vốn đối với người lao động trong chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm sẽ có:
Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo.
Tải Mẫu Giấy đề nghị vay vốn cho người lao động: Tại đây
Hồ sơ vay vốn đối với người lao động trong chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý được thực hiện như thế nào?
Khoản 1 Điều 29 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý như sau:
Thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn
1. Đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án phê duyệt;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
...
Theo đó, việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý được thực hiện như sau:
- Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án phê duyệt trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt.
Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
Việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý được thực hiện như thế nào?
Khoản 2 Điều 29 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý như sau:
Việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đối với Thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn
...
2. Đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý:
a) Trong hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định trình Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
Theo đó, việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý được thực hiện như sau:
- Trong hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định trình Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt.
Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.