Việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn I được thực hiện như thế nào?
- Đối tượng được hỗ trợ trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030?
- Những cơ chế nào được triển khai nhằm hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030?
- Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là bao nhiêu?
Đối tượng được hỗ trợ trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Quyết định 4/2023/QĐ-TTg, đối tượng hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình), giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 là:
- Các đối tượng thụ hưởng, triển khai các nội dung hỗ trợ về đất ở, nhà ở,đất sản xuất thuộc Dự án Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt của Chương trình.
- Các đối tượng thụ hưởng, triển khai đầu tư, xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung thuộc Dự án Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt của Chương trình;
Đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm xã thuộc Tiểu dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Chương trình;
Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Tiểu dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Chương trình.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trong giai đoạn I được hỗ trợ thế nào? (Hình từ Internet)
Những cơ chế nào được triển khai nhằm hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030?
Điều 5 Quyết định 4/2023/QĐ-TTg quy định về cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để triển khai thực hiện một số nội dung trong của Chương trình trong giai đoạn I như sau:
Cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để triển khai thực hiện
1. Đối với trường hợp hỗ trợ theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư công.
2. Đối với trường hợp hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình và không theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện theo cơ chế đặc thù được cấp có thẩm quyền quyết định.
Theo đó, với trường hợp hỗ trợ theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư công.
Trường hợp hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình và không theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện theo cơ chế đặc thù được cấp có thẩm quyền quyết định.
Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là bao nhiêu?
Điều 3 Quyết định 4/2023/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ ngân sách trung ương cho Chương trình như sau:
Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương
1. Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ để tạo mặt bằng, làm hạ tầng kỹ thuật đất ở hoặc để người dân tự ổn định chỗ ở theo hình thức xen ghép.
2. Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ để xây dựng 01 căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương, bảo đảm 3 cứng (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng).
3. Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 22,5 triệu đồng/hộ để thực hiện dự án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để giao đất có khả năng sản xuất.
4. Ngân sách trung ương hỗ trợ bình quân 3.000 triệu đồng/công trình để đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung.
5. Ngân sách trung ương hỗ trợ bình quân 1.600 triệu đồng/km để đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm xã chưa được cứng hóa.
6. Ngân sách trung ương hỗ trợ bình quân 4.400 triệu đồng/chợ để đầu tư xây dựng mới và bình quân 800 triệu đồng/chợ để cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo đó, mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương là:
- Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ để tạo mặt bằng, làm hạ tầng kỹ thuật đất ở hoặc để người dân tự ổn định chỗ ở theo hình thức xen ghép.
- Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ để xây dựng 01 căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương, bảo đảm 3 cứng (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng).
- Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 22,5 triệu đồng/hộ để thực hiện dự án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để giao đất có khả năng sản xuất.
- Ngân sách trung ương hỗ trợ bình quân 3.000 triệu đồng/công trình để đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung.
- Ngân sách trung ương hỗ trợ bình quân 1.600 triệu đồng/km để đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm xã chưa được cứng hóa.
- Ngân sách trung ương hỗ trợ bình quân 4.400 triệu đồng/chợ để đầu tư xây dựng mới và bình quân 800 triệu đồng/chợ để cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.